Chùm ảnh: Điện Biên Phủ trên không - Âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ được phóng viên Báo Tri thức & Cuộc sống ghi nhận tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội). Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger bàn về tăng cường chiến tranh xâm lược Việt Nam, 1972.Nội các Tổng thống Mỹ Nixon bàn kế hoạch sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh Hà Nội - Hải Phòng. Ngày 18/12/1972, cuộc tập kích của không quân Mỹ (mật danh "Linebacker II") chính thức bắt đầu và kéo dài đến hết 29/12/1972.B-52: Máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ do hãng Boing (Mỹ) sản xuất. Sải cánh 56,39m; dài 49,05m; cao 12,4m; khối lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn, tầm bay 12.000-16.000k; kíp bay 6 người; trang bị súng máy, tên lửa hành trình, các phương tiện dẫn đường, ném bom rải thảm và tác chiến điện tử; có thể mang tới 30 tấn bom. Trang bị cho không quân chiến lược Mỹ, có các phiên bản: B-52A,B,C,,D,E,F,G,H.Phi công Mỹ dự "Biffing" tại căn cứ Guam trước khi đánh bom Hà Nội, 12/1972.Bộ chỉ huy chiến dịch Lainebek 2 của Mỹ trên đảo Guam họp bàn kế hoạch ném bom Hà Nội, 12/1972.Cầu Long Biên (Hà Nội) bị B-52 ném bom đánh sập.Trường học bị B-52 ném bom phá hủy, 12/1972.Máy bay ném bom tàn phá đền, chùa ở thủ đô Hà Nội, 1972.Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị B-52 ném bom phá hủy đêm 22/12/1972.Đêm 16/12/1972, B-52 ném bom tàn phá khu Khâm Thiên, Hà Nội với chiều dài trên 1.200m, gần 2000 ngôi nhà, đền, chùa, trường học, trạm phá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương. Máy bay B-52 còn ném bom xuống hơn 100 điểm dân cư khác trong thành phố làm hơn 1000 người chết, bị thương.Các đội viên dân phòng khu phố Hoàn Kiếm cấp cứu nạn nhân bị máy bay Mỹ ném bom ở ngõ Lý Thường Kiệt, 21/12/ 1972.Mũ của cháu Nguyễn Quang Kiên (4 tháng tuổi) ở số nhà 2, ngõ Hồ Cây Sữa, Khâm Thiên, Hà Nội bị B-52 ném bom giết hại cùng bà nội đêm 26/12/1972.Giấy khai sinh của em Phạm Ngọc Khánh, học sinh lớp 8C Trường cấp 3 Trưng Vương, nhà ở số 22 ngõ Chiến Thắng, Khối 33, phố Khâm Thiên, Hà Nội. Em và cả gia đình bị bom giết hại, 26/12/1972.Áo sơ mi của chị Nguyễn Thị Thơm, số nhà 45 phố Khâm Thiên, Hà Nội (chị đang mang thai 8 tháng). Đêm 26/12/1972 chị và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại.Khăn của em Phạm Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 6E trường Tô Vĩnh Diện ở số nhà 22 ngõ Chiến Thắng, khối 33 phố Khâm Thiên, Hà Nội. Em và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại, 26/12/1972.Phù hiệu Phòng Y tế Đống Đa, Hà Nội dùng cấp cứu nhân dân khu phố Khâm Thiên đêm 26/12/1972.Quyển tập đọc lớp hai của cháu Đỗ Quang Tuấn (10 tuổi), con trai chị Trần Thị Trạch, xóm 2 Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội bị B-52 ném bom giết hại cùng toàn bộ gia đình, 19/12/1972.Xoong của chị Trần Thị Trạch, xóm 2 Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội nấu cháo cho cháu Đỗ Thị Hường (7 tháng tuổi). Cháu và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại , 19/12/1972.>>>Xem thêm video: Điện Biên Phủ trên không - Âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ. Nguồn: Phóng viên Tri thức & cuộc sống tác nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Chùm ảnh: Điện Biên Phủ trên không - Âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ được phóng viên Báo Tri thức & Cuộc sống ghi nhận tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội). Trong ảnh là Tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger bàn về tăng cường chiến tranh xâm lược Việt Nam, 1972.
Nội các Tổng thống Mỹ Nixon bàn kế hoạch sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 đánh Hà Nội - Hải Phòng. Ngày 18/12/1972, cuộc tập kích của không quân Mỹ (mật danh "Linebacker II") chính thức bắt đầu và kéo dài đến hết 29/12/1972.
B-52: Máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ do hãng Boing (Mỹ) sản xuất. Sải cánh 56,39m; dài 49,05m; cao 12,4m; khối lượng cất cánh tối đa 221,35 tấn, tầm bay 12.000-16.000k; kíp bay 6 người; trang bị súng máy, tên lửa hành trình, các phương tiện dẫn đường, ném bom rải thảm và tác chiến điện tử; có thể mang tới 30 tấn bom. Trang bị cho không quân chiến lược Mỹ, có các phiên bản: B-52A,B,C,,D,E,F,G,H.
Phi công Mỹ dự "Biffing" tại căn cứ Guam trước khi đánh bom Hà Nội, 12/1972.
Bộ chỉ huy chiến dịch Lainebek 2 của Mỹ trên đảo Guam họp bàn kế hoạch ném bom Hà Nội, 12/1972.
Cầu Long Biên (Hà Nội) bị B-52 ném bom đánh sập.
Trường học bị B-52 ném bom phá hủy, 12/1972.
Máy bay ném bom tàn phá đền, chùa ở thủ đô Hà Nội, 1972.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) bị B-52 ném bom phá hủy đêm 22/12/1972.
Đêm 16/12/1972, B-52 ném bom tàn phá khu Khâm Thiên, Hà Nội với chiều dài trên 1.200m, gần 2000 ngôi nhà, đền, chùa, trường học, trạm phá bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị thương. Máy bay B-52 còn ném bom xuống hơn 100 điểm dân cư khác trong thành phố làm hơn 1000 người chết, bị thương.
Các đội viên dân phòng khu phố Hoàn Kiếm cấp cứu nạn nhân bị máy bay Mỹ ném bom ở ngõ Lý Thường Kiệt, 21/12/ 1972.
Mũ của cháu Nguyễn Quang Kiên (4 tháng tuổi) ở số nhà 2, ngõ Hồ Cây Sữa, Khâm Thiên, Hà Nội bị B-52 ném bom giết hại cùng bà nội đêm 26/12/1972.
Giấy khai sinh của em Phạm Ngọc Khánh, học sinh lớp 8C Trường cấp 3 Trưng Vương, nhà ở số 22 ngõ Chiến Thắng, Khối 33, phố Khâm Thiên, Hà Nội. Em và cả gia đình bị bom giết hại, 26/12/1972.
Áo sơ mi của chị Nguyễn Thị Thơm, số nhà 45 phố Khâm Thiên, Hà Nội (chị đang mang thai 8 tháng). Đêm 26/12/1972 chị và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại.
Khăn của em Phạm Thị Bích Ngọc, học sinh lớp 6E trường Tô Vĩnh Diện ở số nhà 22 ngõ Chiến Thắng, khối 33 phố Khâm Thiên, Hà Nội. Em và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại, 26/12/1972.
Phù hiệu Phòng Y tế Đống Đa, Hà Nội dùng cấp cứu nhân dân khu phố Khâm Thiên đêm 26/12/1972.
Quyển tập đọc lớp hai của cháu Đỗ Quang Tuấn (10 tuổi), con trai chị Trần Thị Trạch, xóm 2 Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội bị B-52 ném bom giết hại cùng toàn bộ gia đình, 19/12/1972.
Xoong của chị Trần Thị Trạch, xóm 2 Mễ Trì Thượng, Từ Liêm, Hà Nội nấu cháo cho cháu Đỗ Thị Hường (7 tháng tuổi). Cháu và cả gia đình bị B-52 ném bom giết hại , 19/12/1972.
>>>Xem thêm video: Điện Biên Phủ trên không - Âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ. Nguồn: Phóng viên Tri thức & cuộc sống tác nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.