Chỉ số thông minh ( IQ) ban đầu nhằm chẩn đoán những bệnh làm hạn chế khả năng học tập; người IQ cao thường sống khỏe hơn nhóm IQ thấp song nhiều người trí nhớ rất tồi. Theo Testiq, IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligence Quotient” trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số thông minh, được đề cập từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học người Anh Francis Galton. Chỉ số này được dùng để định giá trị thông minh của một người.Người IQ cao có khả năng thao tác, xử lý, phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu và tốc độ nhanh hơn người bình thường. Để đo chỉ số IQ, các chuyên gia thiết kế ra bài test IQ để kiểm tra khả năng lập luận logic của mỗi người. Lần đầu tiên chỉ số IQ được sử dụng ở Pháp vào đầu thế kỷ 20 khi người ta muốn khắc phục những khó khăn của trẻ bắt đầu đi học. Tiếp đó, bài kiểm tra trắc nghiệm IQ được coi là hoàn chỉnh nhất của chuyên gia Hans Aizenk. Bài trắc nghiệm trở nên vô cùng phổ biến tại châu Âu trong những năm 1950. Mọi người tính điểm IQ của mình cả ở văn phòng và những buổi tiệc.Ngày 1/4/1898 là ngày thế giới sản sinh ra một thiên tài, người được cho là thông minh nhất thế giới: William James Sidis. Nhưng, thần đồng ấy lại cũng là người bất hạnh nhất. Bố mẹ ông là những người thông minh và thành công trong công việc, họ muốn nuôi dưỡng con mình thành thiên tài vĩ đại nhất, được cả thế giới biết đến. Do đó, ngay từ nhỏ William James Sidis đã chịu một nền giáo dục hà khắc từ cha mẹ mình. Cậu gần như đánh mất tuổi thơ như bao đứa trẻ bình thường khác, cuộc sống của cậu chỉ là việc thu nạp kiến thức. Và nỗ lực của bố mẹ cậu đã được đền đáp: Năm hai tuổi, William đã đọc tờ New York Times và tự viết được một bức thư từ chiếc máy đánh chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.Ở tuổi thứ 7, cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra), và theo học một chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông. Năm 9 tuổi, William tham gia phát biểu tại một hội nghị nghiên cứu không gian ở đại học Harvard. IQ của William James Sidis không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chỉ số IQ của ông ta nằm trong khoảng từ 250 đến 300. Điều đó có nghĩa ông ta là người có điểm IQ cao nhất trong lịch sử mà loài người từng biết.Marilyn Vos Savant sinh năm 1946 và bắt đầu nổi tiếng ở tuổi thiếu niên khi cô được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là người có điểm IQ cao nhất năm 1980. Vào thời điểm đó, 190 điểm mà cô đạt được là chỉ số IQ cao nhất.. Sau khi được Guinness công nhận, Marilyn Vos Savant đã trở thành một nhà văn nổi tiếng với một cuốn sách “Hỏi Marilyn” và “Hộp thư của Annie”, nơi mọi người có thể gửi câu hỏi cho cô và nhận câu trả lời từ cô. Còn Judit Polgar được công nhận là kỳ thủ nữ giỏi nhất so với các kỳ thủ cùng trang lứa khi cô đạt được trình độ kiện tướng ở tuổi 15 và là kiện tướng cờ vua trẻ nhất vào thời điểm đó.Chơi cờ vua là một trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ của bộ não. Những người chơi cờ vua tài năng thường có điểm IQ rất cao và không ít người trên thế giới bị thu hút bởi trò chơi kinh điển đến từ Ấn Độ này. Polgar là người phụ nữ duy nhất đã giành được một trận thắng trước đương kim vô địch thế giới, và đã đánh bại mười một nhà vô địch thế giới về cờ nhanh hoặc cờ tiêu chuẩn. Nhưng điểm kiểm tra IQ của cô chỉ là 170.Terence là một nhà toán học người Úc gốc Úc. Nếu bạn nghĩ rằng toán học bình thường đủ khó thì hãy xem các lĩnh vực mà anh đã nghiên cứu bao gồm: lý thuyết số phân tích, định lý Ramsey, phương trình vi phân từng phần, lý thuyết ma trận … Anh đã đoạt huy chương trong tất cả lĩnh vực này vào năm 2006, đảm nhận chức chủ tịch cho James và Carol Collins về toán học tại Đại học California, Los Angeles. Anh ta học rất giỏi và được đào tạo về toán học khi chỉ là một cậu bé mới biết đi, giải các bài toán số học khi toán đại học 2 tuổi lúc 9 tuổi và đạt huy chương vàng quốc gia tại 13 kỳ thi Olympic quốc tế. Anh có bằng tiến sĩ khi chỉ mới 20 tuổi từ Princeton và trở thành giáo sư tại UCLA khi 24 tuổi.Mensa được thành lập tại Anh ngày 1/10/1946 bởi Roland Berrill - luật sư người Australia và Lance Ware - nhà khoa học và luật sư người Anh. Vào tháng 12/1945, Lance Ware khi đó là nghiên cứu sinh Đại học Oxford đang đi tàu về nhà để mừng lễ Giáng sinh. Một người đàn ông 50 tuổi (Roland Berrill) đến bắt chuyện với ông và họ cùng nảy ý tưởng tạo ra một cộng đồng dành cho những người có năng khiếu về trí tuệ, với điều kiện duy nhất để trở thành thành viên là sở hữu chỉ số IQ cao.Luật sư Berrill đã tài trợ cho ý tưởng này và trở thành người đứng đầu của tổ chức. Ông vốn là một người lập dị. Theo SBS, trước khi thành lập Mensa, ông từng khởi xướng một cuộc vận động nhằm khuyến khích cả đàn ông và phụ nữ mặc quần áo sáng màu. Sau những năm 1950, ông sống những ngày còn lại của cuộc đời như một người ẩn dật, hiếm khi rời khỏi căn hộ ở London. Mục đích ban đầu của tổ chức được giữ nguyên đến hiện tại, đó là tạo ra một cộng đồng phi chính trị và không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ khác biệt về chủng tộc hay tôn giáo.Khác với nhiều tổ chức trên thế giới, Mensa không phải là cách viết tắt chữ cái đầu của một cụm từ. Nó xuất phát từ ngôn ngữ Latinh, có một số nghĩa như "tâm trí", "cái bàn" và "tháng". Tên tổ chức được lấy theo nghĩa "cái bàn", ngụ ý tạo ra một cộng đồng với tính chất bàn tròn. Các thành viên được quyền trao đổi một cách bình đẳng, bất kể chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, chính trị, nền tảng học vấn hoặc địa vị xã hội. Mensa có ba mục đích chính: - Xác định và bồi dưỡng trí thông minh của con người vì lợi ích của nhân loại. - Khuyến khích nghiên cứu về bản chất, đặc điểm và cách sử dụng trí thông minh. - Cung cấp môi trường xã hội và kích thích trí tuệ cho các thành viên.Bạn cần chứng minh chỉ số IQ của bạn nằm trong top 2% dân số. Hầu hết thành viên tham dự bài kiểm tra do Mensa cung cấp để lấy kết quả. Bài thi này kéo dài hai tiếng, đánh giá khả năng tư duy logic. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết quả các bài thi IQ được công nhận khác. Không có khái niệm đỗ hay trượt bài kiểm tra IQ. Việc gán một con số vào IQ không thực sự hữu ích, bởi nó phụ thuộc vào bài kiểm tra cụ thể mà bạn làm. Có nhiều bài kiểm tra IQ có sẵn và thang điểm của chúng khác nhau. Chẳng hạn, trong bài kiểm tra Culture Fair được sử dụng bởi tổ chức Mensa Anh, 132 là điểm số đủ để ứng cử viên lọt vào top 2% dân số (chỉ số IQ trung bình được xem là 100). Với bài kiểm tra Cattell B III, cũng thường được sử dụng bởi Mensa, điểm số đạt yêu cầu là 148 trở lên. Tất cả thành viên Mensa đều nằm trong top 2% về IQ của thế giới, bất kể họ sử dụng thang đo trí thông minh nào.Khi Adam Kirby gia nhập tổ chức Mensa của Anh, cậu bé thích đọc Shakespeare và học ngôn ngữ - một thông tin hoàn toàn không đáng chú ý nếu không gắn liền với độ tuổi. Thời điểm đó (năm 2013), Kirby chỉ hai tuổi năm tháng và đạt 141 điểm trong bài kiểm tra IQ Stanford-Binet, thấp hơn bốn điểm so với ngưỡng thiên tài. Theo SBS, Kirby có thể đọc sách như một đứa trẻ năm tuổi, đánh vần hơn 100 từ, đếm đến 1.000, thực hiện phép cộng và trừ đơn giản. Tuy vậy, cậu bé không phải người nhỏ tuổi nhất từng tham gia Mensa của Anh. Danh hiệu đó thuộc về Elise Tan-Roberts, cô bé mới hai tuổi bốn tháng khi gia nhập Mensa vào năm 2009. Ở Australia, khoảng một phần ba thành viên Mensa là trẻ em. Bảy người trong số đó dưới bốn tuổi. Hiện Mensa có khoảng 134.000 thành viên tại hơn 100 quốc gia, độ tuổi từ 2 đến hơn 100, nhưng hầu hết nằm trong khoảng 20-60.
Chỉ số thông minh ( IQ) ban đầu nhằm chẩn đoán những bệnh làm hạn chế khả năng học tập; người IQ cao thường sống khỏe hơn nhóm IQ thấp song nhiều người trí nhớ rất tồi. Theo Testiq, IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligence Quotient” trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số thông minh, được đề cập từ cuối thế kỷ 19 bởi nhà khoa học người Anh Francis Galton. Chỉ số này được dùng để định giá trị thông minh của một người.
Người IQ cao có khả năng thao tác, xử lý, phân tích thông tin ở mức độ chuyên sâu và tốc độ nhanh hơn người bình thường. Để đo chỉ số IQ, các chuyên gia thiết kế ra bài test IQ để kiểm tra khả năng lập luận logic của mỗi người. Lần đầu tiên chỉ số IQ được sử dụng ở Pháp vào đầu thế kỷ 20 khi người ta muốn khắc phục những khó khăn của trẻ bắt đầu đi học. Tiếp đó, bài kiểm tra trắc nghiệm IQ được coi là hoàn chỉnh nhất của chuyên gia Hans Aizenk. Bài trắc nghiệm trở nên vô cùng phổ biến tại châu Âu trong những năm 1950. Mọi người tính điểm IQ của mình cả ở văn phòng và những buổi tiệc.
Ngày 1/4/1898 là ngày thế giới sản sinh ra một thiên tài, người được cho là thông minh nhất thế giới: William James Sidis. Nhưng, thần đồng ấy lại cũng là người bất hạnh nhất. Bố mẹ ông là những người thông minh và thành công trong công việc, họ muốn nuôi dưỡng con mình thành thiên tài vĩ đại nhất, được cả thế giới biết đến. Do đó, ngay từ nhỏ William James Sidis đã chịu một nền giáo dục hà khắc từ cha mẹ mình. Cậu gần như đánh mất tuổi thơ như bao đứa trẻ bình thường khác, cuộc sống của cậu chỉ là việc thu nạp kiến thức. Và nỗ lực của bố mẹ cậu đã được đền đáp: Năm hai tuổi, William đã đọc tờ New York Times và tự viết được một bức thư từ chiếc máy đánh chữ bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.
Ở tuổi thứ 7, cậu học bảy ngôn ngữ khác nhau: Hy Lạp, Pháp, Nga, Đức, Do Thái, Thổ Nhĩ Kỳ, Armeni và Vendergood (ngôn ngữ do chính William sáng tạo ra), và theo học một chương trình giảng dạy của bậc trung học phổ thông. Năm 9 tuổi, William tham gia phát biểu tại một hội nghị nghiên cứu không gian ở đại học Harvard. IQ của William James Sidis không được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng chỉ số IQ của ông ta nằm trong khoảng từ 250 đến 300. Điều đó có nghĩa ông ta là người có điểm IQ cao nhất trong lịch sử mà loài người từng biết.
Marilyn Vos Savant sinh năm 1946 và bắt đầu nổi tiếng ở tuổi thiếu niên khi cô được tổ chức kỷ lục Guinness công nhận là người có điểm IQ cao nhất năm 1980. Vào thời điểm đó, 190 điểm mà cô đạt được là chỉ số IQ cao nhất.. Sau khi được Guinness công nhận, Marilyn Vos Savant đã trở thành một nhà văn nổi tiếng với một cuốn sách “Hỏi Marilyn” và “Hộp thư của Annie”, nơi mọi người có thể gửi câu hỏi cho cô và nhận câu trả lời từ cô. Còn Judit Polgar được công nhận là kỳ thủ nữ giỏi nhất so với các kỳ thủ cùng trang lứa khi cô đạt được trình độ kiện tướng ở tuổi 15 và là kiện tướng cờ vua trẻ nhất vào thời điểm đó.
Chơi cờ vua là một trò chơi đòi hỏi sự tập trung cao độ của bộ não. Những người chơi cờ vua tài năng thường có điểm IQ rất cao và không ít người trên thế giới bị thu hút bởi trò chơi kinh điển đến từ Ấn Độ này. Polgar là người phụ nữ duy nhất đã giành được một trận thắng trước đương kim vô địch thế giới, và đã đánh bại mười một nhà vô địch thế giới về cờ nhanh hoặc cờ tiêu chuẩn. Nhưng điểm kiểm tra IQ của cô chỉ là 170.
Terence là một nhà toán học người Úc gốc Úc. Nếu bạn nghĩ rằng toán học bình thường đủ khó thì hãy xem các lĩnh vực mà anh đã nghiên cứu bao gồm: lý thuyết số phân tích, định lý Ramsey, phương trình vi phân từng phần, lý thuyết ma trận … Anh đã đoạt huy chương trong tất cả lĩnh vực này vào năm 2006, đảm nhận chức chủ tịch cho James và Carol Collins về toán học tại Đại học California, Los Angeles. Anh ta học rất giỏi và được đào tạo về toán học khi chỉ là một cậu bé mới biết đi, giải các bài toán số học khi toán đại học 2 tuổi lúc 9 tuổi và đạt huy chương vàng quốc gia tại 13 kỳ thi Olympic quốc tế. Anh có bằng tiến sĩ khi chỉ mới 20 tuổi từ Princeton và trở thành giáo sư tại UCLA khi 24 tuổi.
Mensa được thành lập tại Anh ngày 1/10/1946 bởi Roland Berrill - luật sư người Australia và Lance Ware - nhà khoa học và luật sư người Anh. Vào tháng 12/1945, Lance Ware khi đó là nghiên cứu sinh Đại học Oxford đang đi tàu về nhà để mừng lễ Giáng sinh. Một người đàn ông 50 tuổi (Roland Berrill) đến bắt chuyện với ông và họ cùng nảy ý tưởng tạo ra một cộng đồng dành cho những người có năng khiếu về trí tuệ, với điều kiện duy nhất để trở thành thành viên là sở hữu chỉ số IQ cao.
Luật sư Berrill đã tài trợ cho ý tưởng này và trở thành người đứng đầu của tổ chức. Ông vốn là một người lập dị. Theo SBS, trước khi thành lập Mensa, ông từng khởi xướng một cuộc vận động nhằm khuyến khích cả đàn ông và phụ nữ mặc quần áo sáng màu. Sau những năm 1950, ông sống những ngày còn lại của cuộc đời như một người ẩn dật, hiếm khi rời khỏi căn hộ ở London. Mục đích ban đầu của tổ chức được giữ nguyên đến hiện tại, đó là tạo ra một cộng đồng phi chính trị và không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ khác biệt về chủng tộc hay tôn giáo.
Khác với nhiều tổ chức trên thế giới, Mensa không phải là cách viết tắt chữ cái đầu của một cụm từ. Nó xuất phát từ ngôn ngữ Latinh, có một số nghĩa như "tâm trí", "cái bàn" và "tháng". Tên tổ chức được lấy theo nghĩa "cái bàn", ngụ ý tạo ra một cộng đồng với tính chất bàn tròn. Các thành viên được quyền trao đổi một cách bình đẳng, bất kể chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, nguồn gốc quốc gia, tuổi tác, chính trị, nền tảng học vấn hoặc địa vị xã hội. Mensa có ba mục đích chính: - Xác định và bồi dưỡng trí thông minh của con người vì lợi ích của nhân loại. - Khuyến khích nghiên cứu về bản chất, đặc điểm và cách sử dụng trí thông minh. - Cung cấp môi trường xã hội và kích thích trí tuệ cho các thành viên.
Bạn cần chứng minh chỉ số IQ của bạn nằm trong top 2% dân số. Hầu hết thành viên tham dự bài kiểm tra do Mensa cung cấp để lấy kết quả. Bài thi này kéo dài hai tiếng, đánh giá khả năng tư duy logic. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kết quả các bài thi IQ được công nhận khác. Không có khái niệm đỗ hay trượt bài kiểm tra IQ. Việc gán một con số vào IQ không thực sự hữu ích, bởi nó phụ thuộc vào bài kiểm tra cụ thể mà bạn làm. Có nhiều bài kiểm tra IQ có sẵn và thang điểm của chúng khác nhau. Chẳng hạn, trong bài kiểm tra Culture Fair được sử dụng bởi tổ chức Mensa Anh, 132 là điểm số đủ để ứng cử viên lọt vào top 2% dân số (chỉ số IQ trung bình được xem là 100). Với bài kiểm tra Cattell B III, cũng thường được sử dụng bởi Mensa, điểm số đạt yêu cầu là 148 trở lên. Tất cả thành viên Mensa đều nằm trong top 2% về IQ của thế giới, bất kể họ sử dụng thang đo trí thông minh nào.
Khi Adam Kirby gia nhập tổ chức Mensa của Anh, cậu bé thích đọc Shakespeare và học ngôn ngữ - một thông tin hoàn toàn không đáng chú ý nếu không gắn liền với độ tuổi. Thời điểm đó (năm 2013), Kirby chỉ hai tuổi năm tháng và đạt 141 điểm trong bài kiểm tra IQ Stanford-Binet, thấp hơn bốn điểm so với ngưỡng thiên tài. Theo SBS, Kirby có thể đọc sách như một đứa trẻ năm tuổi, đánh vần hơn 100 từ, đếm đến 1.000, thực hiện phép cộng và trừ đơn giản. Tuy vậy, cậu bé không phải người nhỏ tuổi nhất từng tham gia Mensa của Anh. Danh hiệu đó thuộc về Elise Tan-Roberts, cô bé mới hai tuổi bốn tháng khi gia nhập Mensa vào năm 2009. Ở Australia, khoảng một phần ba thành viên Mensa là trẻ em. Bảy người trong số đó dưới bốn tuổi. Hiện Mensa có khoảng 134.000 thành viên tại hơn 100 quốc gia, độ tuổi từ 2 đến hơn 100, nhưng hầu hết nằm trong khoảng 20-60.