Một vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh là khí mù tạt. Còn được gọi là mù tạt lưu huỳnh, đây là vũ khí nguy hiểm từng được sử dụng trên chiến trường Thế chiến 1. Do nặng hơn không khí nên khí mù tạt có thể gây thương vong trên quy mô lớn tại các trận địa.Nếu tiếp xúc với khí mù tạt thì nạn nhân có thể gây ra những vết bỏng trên da, mắt, phổi. Nguy hiểm hơn, người tiếp xúc với vũ khí nguy hiểm này có thể bị tàn tật, ung thư hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, Nghị định thư Geneva năm 1928 đã cấm sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.Chất độc thần kinh là loại vũ khí nguy hiểm bị cấm trong cả Công ước The Hague và Nghị định thư Geneva từ năm 1899 - 1993. Tất cả các chất độc thần kinh bao gồm: Sarin, VX, Tabun và Soman đều có cùng cơ chế hoạt động.Đó là những chất độc thần kinh sẽ khiến toàn bộ hệ thần kinh của nạn nhân dừng hoạt động ngay sau khi tiếp xúc. Nạn nhân sẽ có các triệu chứng như: suy giảm hệ hô hấp, phồng da, bỏng rát và chảy máu trong. Trong trường hợp xấu nhất, nạn nhân có thể tử vong.Theo một nghiên cứu, khí độc Phosgene là nguyên nhân gây ra cái chết của 85% trường hợp tử vong vì chất độc hóa học trong Thế chiến 1.Giá thành rẻ và dễ dàng sản xuất với số lượng lớn, khí độc Phosgene có thể phá hủy các protein trong phổi của nạn nhân, khiến cơ quan này ngừng trao đổi oxy. Vũ khí nguy hiểm này không màu, không mùi nên rất khó phát hiện.Vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Loại vũ khí này dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của vi trùng, vi khuẩn, virus để tạo mầm bệnh hay cái chết cho con người, động vật hoặc cây trồng.Mức độ ảnh hưởng của vũ khí này tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể người, động vật hay cây trồng. Đặc điểm của vũ khí sinh học là dễ lây nhiễm, dễ phát tán bằng bình xịt. Do mức độ nguy hiểm và hậu quả của nó khiến vũ khí sinh học bị cấm sử dụng trong chiến tranh.Vũ khí laser gây mù cũng là một vũ khí nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chiến tranh. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra vũ khí này cách đây hơn 40 năm.Giống như tên gọi, loại vũ khí này sẽ có thể khiến nạn nhân bị mù vĩnh viễn. Vì vậy, công ước quốc tế năm 1988 đã có Nghị định thư về cấm vũ khí laser gây mù nhưng cho phép lắp đặt các thiết bị quang học và cảm ứng nhiệt trên xe cộ, máy bay và người máy.Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Một vũ khí bị cấm sử dụng trong chiến tranh là khí mù tạt. Còn được gọi là mù tạt lưu huỳnh, đây là vũ khí nguy hiểm từng được sử dụng trên chiến trường Thế chiến 1. Do nặng hơn không khí nên khí mù tạt có thể gây thương vong trên quy mô lớn tại các trận địa.
Nếu tiếp xúc với khí mù tạt thì nạn nhân có thể gây ra những vết bỏng trên da, mắt, phổi. Nguy hiểm hơn, người tiếp xúc với vũ khí nguy hiểm này có thể bị tàn tật, ung thư hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, Nghị định thư Geneva năm 1928 đã cấm sử dụng loại vũ khí này trong chiến tranh.
Chất độc thần kinh là loại vũ khí nguy hiểm bị cấm trong cả Công ước The Hague và Nghị định thư Geneva từ năm 1899 - 1993. Tất cả các chất độc thần kinh bao gồm: Sarin, VX, Tabun và Soman đều có cùng cơ chế hoạt động.
Đó là những chất độc thần kinh sẽ khiến toàn bộ hệ thần kinh của nạn nhân dừng hoạt động ngay sau khi tiếp xúc. Nạn nhân sẽ có các triệu chứng như: suy giảm hệ hô hấp, phồng da, bỏng rát và chảy máu trong. Trong trường hợp xấu nhất, nạn nhân có thể tử vong.
Theo một nghiên cứu, khí độc Phosgene là nguyên nhân gây ra cái chết của 85% trường hợp tử vong vì chất độc hóa học trong Thế chiến 1.
Giá thành rẻ và dễ dàng sản xuất với số lượng lớn, khí độc Phosgene có thể phá hủy các protein trong phổi của nạn nhân, khiến cơ quan này ngừng trao đổi oxy. Vũ khí nguy hiểm này không màu, không mùi nên rất khó phát hiện.
Vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Loại vũ khí này dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của vi trùng, vi khuẩn, virus để tạo mầm bệnh hay cái chết cho con người, động vật hoặc cây trồng.
Mức độ ảnh hưởng của vũ khí này tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể người, động vật hay cây trồng. Đặc điểm của vũ khí sinh học là dễ lây nhiễm, dễ phát tán bằng bình xịt. Do mức độ nguy hiểm và hậu quả của nó khiến vũ khí sinh học bị cấm sử dụng trong chiến tranh.
Vũ khí laser gây mù cũng là một vũ khí nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chiến tranh. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra vũ khí này cách đây hơn 40 năm.
Giống như tên gọi, loại vũ khí này sẽ có thể khiến nạn nhân bị mù vĩnh viễn. Vì vậy, công ước quốc tế năm 1988 đã có Nghị định thư về cấm vũ khí laser gây mù nhưng cho phép lắp đặt các thiết bị quang học và cảm ứng nhiệt trên xe cộ, máy bay và người máy.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn vũ khí hủy diệt đáng sợ của người Hy Lạp cổ đại. Nguồn: Kienthuc.net.vn.