Guam, nơi có thể trở thành mục tiêu tấn công từ tên lửa Triều Tiên. được coi là vùng lãnh thổ chưa được hợp nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương. Hòn đảo nằm gần bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và eo biển Đài Loan, những vị trí chiến lược trong khu vực. Được coi là thiên đường du lịch ở Thái Bình Dương, nền kinh tế của Guam chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp không khói. Ảnh: Getty.Căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là một hòn đảo nhiệt đới thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. Ảnh: Getty.Với diện tích khoảng 545 km2, hòn đảo Guam cũng là căn cứ quân sự chiến lược của quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhằm đối phó với nhiều vấn đề trong khu vực. Đồ họa: Telegraph.Khoảng 6.000 lính Mỹ đang hiện diện tại các căn cứ không quân, hải quân và hàng loạt căn cứ quân sự khác tại đảo Guam. Các căn cứ này chiến 30% diện tích hòn đảo. Ảnh: Parsons.Nhiều vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ cũng có mặt tại Guam và được triển khai nhanh gọn tới các điểm nóng trong khu vực. Đồng thời, hòn đảo cũng là nơi Lầu Năm Góc tổ chức tập trận chung với quân đội của nhiều quốc gia khác. Ảnh: Flickr.Hôm 9/8, Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản thông báo cuộc tập trận ngày 8/8 diễn ra quanh đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản. Cuộc tập trận có sự tham gia của 2 máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ từ đảo Guam cùng 2 chiến đấu cơ F-2 của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản. Ảnh: Antiwar.comTrong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết vào giữa tháng 8, nước này sẽ phát triển xong kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung vào đảo Guam. Tuy nhiên, kế hoạch của Triều Tiên có thể gặp khó khăn do Mỹ đã triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại vùng tây bắc của đảo Guam, nhằm đề phòng Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.
Guam, nơi có thể trở thành mục tiêu tấn công từ tên lửa Triều Tiên. được coi là vùng lãnh thổ chưa được hợp nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương. Hòn đảo nằm gần bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và eo biển Đài Loan, những vị trí chiến lược trong khu vực. Được coi là thiên đường du lịch ở Thái Bình Dương, nền kinh tế của Guam chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp không khói. Ảnh: Getty.
Căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là một hòn đảo nhiệt đới thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm. Ảnh: Getty.
Với diện tích khoảng 545 km2, hòn đảo Guam cũng là căn cứ quân sự chiến lược của quân đội Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhằm đối phó với nhiều vấn đề trong khu vực. Đồ họa: Telegraph.
Khoảng 6.000 lính Mỹ đang hiện diện tại các căn cứ không quân, hải quân và hàng loạt căn cứ quân sự khác tại đảo Guam. Các căn cứ này chiến 30% diện tích hòn đảo. Ảnh: Parsons.
Nhiều vũ khí hiện đại của quân đội Mỹ cũng có mặt tại Guam và được triển khai nhanh gọn tới các điểm nóng trong khu vực. Đồng thời, hòn đảo cũng là nơi Lầu Năm Góc tổ chức tập trận chung với quân đội của nhiều quốc gia khác. Ảnh: Flickr.
Hôm 9/8, Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản thông báo cuộc tập trận ngày 8/8 diễn ra quanh đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản. Cuộc tập trận có sự tham gia của 2 máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ từ đảo Guam cùng 2 chiến đấu cơ F-2 của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản. Ảnh: Antiwar.com
Trong khi đó, truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết vào giữa tháng 8, nước này sẽ phát triển xong kế hoạch phóng 4 tên lửa tầm trung vào đảo Guam. Tuy nhiên, kế hoạch của Triều Tiên có thể gặp khó khăn do Mỹ đã triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại vùng tây bắc của đảo Guam, nhằm đề phòng Bình Nhưỡng. Ảnh: Getty.