Quần đảo Virgin (Quần đảo Trinh nữ) của Anh bao gồm các đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada và Jost Van Dyke cùng với hơn 50 đảo nhỏ hơn khác.
Khoảng 15 đảo trong số này có người ở.
Thủ phủ của Virgin là thành phố Road nằm trên hòn đảo lớn nhất Tortola có chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng là 5 km.
Quần đảo này có dân số khoảng 27.800 người, trong đó, khoảng 23.000 người sống ở đảo chính Tortola.
Quần đảo Virgin được phân loại là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh và kể từ năm 2002, cư dân trên đảo được đảm bảo có đầy đủ quyền công dân Anh.
Dù quần đảo không phải là một phần lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU) và không phải là đối tượng trực tiếp của luật pháp EU, nhưng công dân Virgin được xem là công dân của EU.
Việc không phải là đối tượng trực tiếp của luật pháp EU cũng chính là một yếu tố giúp quần đảo Virgin từ lâu trở thành “thiên đường trốn thuế” của giới nhà giàu khắp thế giới.
Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất ở khu vực Caribbean, với thu nhập bình quân đầu người là 38.500 USD/năm (số liệu năm 2004), quần đảo Virgin được xem là trung tâm tài chính nước ngoài.
Thậm chí, quần đảo Virgin được đánh giá là một cầu thủ toàn cầu quan trọng trong nghành công nghiệp dịch vụ tài chính nước ngoài.
Một trong 2 “cột trụ kinh tế chính” của quần đảo Virgin chính là dịch vụ tài chính. Cột trụ thứ 2 chính là kinh tế du dịch, khai thác vẻ đẹp như thiên đường của quần đảo.
Về mặt kinh tế, cột trụ thứ nhất, dịch vụ tài chính được xem là quan trọng hơn, mang lại sự thịnh vượng cho quần đảo nhiều hơn liên quan đến việc quần đảo Virgin được xem là trung tâm tài chính nước ngoài.
51,8% doanh thu của chính phủ Virgin đến từ các dịch vụ tài chính.
Phần doanh thu chính của dịch vụ tài chính đến từ việc cấp giấy phép cho các công ty (hoặc cá nhân) nước ngoài và các dịch vụ liên quan.
Theo một khảo sát năm 2000, có tới 41% các công ty nước ngoài trên thế giới được đăng ký thành lập tại quần đảo Virgin. Đó là lý do chính khiến quần đảo Virgin được mệnh danh là “thiên đường trốn thuế” của các công ty, tổ chức, cá nhân trên khắp thế giới.
Quần đảo Virgin (Quần đảo Trinh nữ) của Anh bao gồm các đảo chính là Tortola, Virgin Gorda, Anegada và Jost Van Dyke cùng với hơn 50 đảo nhỏ hơn khác.
Khoảng 15 đảo trong số này có người ở.
Thủ phủ của Virgin là thành phố Road nằm trên hòn đảo lớn nhất Tortola có chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng là 5 km.
Quần đảo này có dân số khoảng 27.800 người, trong đó, khoảng 23.000 người sống ở đảo chính Tortola.
Quần đảo Virgin được phân loại là vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh và kể từ năm 2002, cư dân trên đảo được đảm bảo có đầy đủ quyền công dân Anh.
Dù quần đảo không phải là một phần lãnh thổ của Liên minh châu Âu (EU) và không phải là đối tượng trực tiếp của luật pháp EU, nhưng công dân Virgin được xem là công dân của EU.
Việc không phải là đối tượng trực tiếp của luật pháp EU cũng chính là một yếu tố giúp quần đảo Virgin từ lâu trở thành “thiên đường trốn thuế” của giới nhà giàu khắp thế giới.
Là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất ở khu vực Caribbean, với thu nhập bình quân đầu người là 38.500 USD/năm (số liệu năm 2004), quần đảo Virgin được xem là trung tâm tài chính nước ngoài.
Thậm chí, quần đảo Virgin được đánh giá là một cầu thủ toàn cầu quan trọng trong nghành công nghiệp dịch vụ tài chính nước ngoài.
Một trong 2 “cột trụ kinh tế chính” của quần đảo Virgin chính là dịch vụ tài chính. Cột trụ thứ 2 chính là kinh tế du dịch, khai thác vẻ đẹp như thiên đường của quần đảo.
Về mặt kinh tế, cột trụ thứ nhất, dịch vụ tài chính được xem là quan trọng hơn, mang lại sự thịnh vượng cho quần đảo nhiều hơn liên quan đến việc quần đảo Virgin được xem là trung tâm tài chính nước ngoài.
51,8% doanh thu của chính phủ Virgin đến từ các dịch vụ tài chính.
Phần doanh thu chính của dịch vụ tài chính đến từ việc cấp giấy phép cho các công ty (hoặc cá nhân) nước ngoài và các dịch vụ liên quan.
Theo một khảo sát năm 2000, có tới 41% các công ty nước ngoài trên thế giới được đăng ký thành lập tại quần đảo Virgin. Đó là lý do chính khiến quần đảo Virgin được mệnh danh là “thiên đường trốn thuế” của các công ty, tổ chức, cá nhân trên khắp thế giới.