Tượng trưng cho sự thống nhất: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) năm nay kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Kể từ khi thành lập, ASEAN giống như một thể thống nhất ở Đông Nam Á, mặc dù vẫn còn chật vật trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên về các vấn đề chính sách chủ chốt liên quan đến chính trị, an ninh và nền kinh tế của khu vực. Ảnh: Reuters.Brunei: Vương quốc Hồi giáo Brunei, nằm trên bờ biển phía bắc của đảo Borneo, là một trong những quốc gia giàu nhất trên thế giới. Brunei trở nên thịnh vượng nhờ trữ lượng dầu khí lớn. Hồi giáo là tôn giáo chính thức ở Brunei, với người Sunni Hồi giáo chiếm khoảng 70% dân số. Ảnh: Fotolia.Campuchia: Campuchia gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1999 và trong 10 năm qua, nền kinh tế Campuchia tăng trưởng ít nhất 7% mỗi năm. Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch về thu nhập là một vấn đề lớn ở nước này.Indonesia: Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong ASEAN vì có vị thế là nước thành viên đông dân nhất cũng như là quốc gia có tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới (250 triệu dân). Ban thư ký ASEAN đặt trụ sở tại thủ đô Jakarta. Indonesia, bao gồm khoảng 17.000 hòn đảo, là quốc đảo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.Lào: Lào đã trở thành thành viên ASEAN vào năm 1997. Đất nước này có dân số khoảng 6,5 triệu người và chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ảnh: Imago.Malaysia: Một thành viên sáng lập của ASEAN, Malaysia có nền kinh tế lớn thứ 3 trong khối. Hơn 60% trong số 30 triệu dân Malaysia là nguời Hồi giáo, phần còn lại là Kitô giáo, Hindu giáo và các tôn giáo khác. Ảnh: Getty.Myanmar: Đất nước này tham gia vào ASEAN vào năm 1997. Myanmar vốn chịu ảnh hưởng của chính quyền quân sự trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Getty.Philippines: Philippines, một quốc gia bao gồm hàng ngàn hòn đảo, là một trong những khu vực có nguy cơ thiên tai cao nhất trên thế giới. Đất nước này có dân số trên 100 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triền nhanh nhất ASEAN. Ảnh: Imago.Singapore: Đảo quốc giàu có này là thành sáng lập ASEAN. Singapore có nền kinh tế phát triển nhanh chóng kể từ khi độc lập và trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu.Thái Lan: Chính trị của Thái Lan đã được đặc trưng bởi một loạt các cuộc đảo chính kéo dài, với quân đội quốc gia thường xuyên lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á và nổi tiếng là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Ảnh: DW.Việt Nam: Từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành những cải cách thị trường sâu rộng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Ảnh: Getty.
Tượng trưng cho sự thống nhất: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) năm nay kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Kể từ khi thành lập, ASEAN giống như một thể thống nhất ở Đông Nam Á, mặc dù vẫn còn chật vật trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên về các vấn đề chính sách chủ chốt liên quan đến chính trị, an ninh và nền kinh tế của khu vực. Ảnh: Reuters.
Brunei: Vương quốc Hồi giáo Brunei, nằm trên bờ biển phía bắc của đảo Borneo, là một trong những quốc gia giàu nhất trên thế giới. Brunei trở nên thịnh vượng nhờ trữ lượng dầu khí lớn. Hồi giáo là tôn giáo chính thức ở Brunei, với người Sunni Hồi giáo chiếm khoảng 70% dân số. Ảnh: Fotolia.
Campuchia: Campuchia gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1999 và trong 10 năm qua, nền kinh tế Campuchia tăng trưởng ít nhất 7% mỗi năm. Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch về thu nhập là một vấn đề lớn ở nước này.
Indonesia: Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong ASEAN vì có vị thế là nước thành viên đông dân nhất cũng như là quốc gia có tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới (250 triệu dân). Ban thư ký ASEAN đặt trụ sở tại thủ đô Jakarta. Indonesia, bao gồm khoảng 17.000 hòn đảo, là quốc đảo lớn nhất thế giới và có nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Lào: Lào đã trở thành thành viên ASEAN vào năm 1997. Đất nước này có dân số khoảng 6,5 triệu người và chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Ảnh: Imago.
Malaysia: Một thành viên sáng lập của ASEAN, Malaysia có nền kinh tế lớn thứ 3 trong khối. Hơn 60% trong số 30 triệu dân Malaysia là nguời Hồi giáo, phần còn lại là Kitô giáo, Hindu giáo và các tôn giáo khác. Ảnh: Getty.
Myanmar: Đất nước này tham gia vào ASEAN vào năm 1997. Myanmar vốn chịu ảnh hưởng của chính quyền quân sự trong nhiều thập kỷ qua. Ảnh: Getty.
Philippines: Philippines, một quốc gia bao gồm hàng ngàn hòn đảo, là một trong những khu vực có nguy cơ thiên tai cao nhất trên thế giới. Đất nước này có dân số trên 100 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triền nhanh nhất ASEAN. Ảnh: Imago.
Singapore: Đảo quốc giàu có này là thành sáng lập ASEAN. Singapore có nền kinh tế phát triển nhanh chóng kể từ khi độc lập và trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu.
Thái Lan: Chính trị của Thái Lan đã được đặc trưng bởi một loạt các cuộc đảo chính kéo dài, với quân đội quốc gia thường xuyên lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ. Đất nước này có nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á và nổi tiếng là một điểm đến du lịch hấp dẫn. Ảnh: DW.
Việt Nam: Từ năm 1986, Việt Nam đã tiến hành những cải cách thị trường sâu rộng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995. Ảnh: Getty.