Trong thời gian tranh cử và lúc mới nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sốc sau khi ông đưa ra tuyên bố chính thức "phát động cuộc chiến với truyền thông". Những khúc mắc chưa được gỡ bỏ giữa ông Trump và cánh báo giới hiện chưa tới hồi kết. Ảnh NPRGiáo sư Mark Feldstein thuộc chuyên ngành báo chí tại Đại học Maryland nhận xét rằng, Theodore Roosevelt là tổng thống Mỹ đầu tiên nắm lấy cơ hội "làm thân" với cánh báo giới. "Các nhà báo sẽ vây quanh ông ấy rồi ông ấy sẽ kể cho họ một số chuyện, có chuyện không được ghi âm, có chuyện có", Giáo sư Feldstein nói. Ảnh Thanh Nga abc.net.auTổng thống Franklin Roosevelt cũng là nhà lãnh đạo tiếp theo của Mỹ khá "được lòng" cánh phóng viên. "Tổng thống Roosevelt có vấn đề lớn với các nhà xuất bản báo, những người theo đảng Cộng hòa bảo thủ vốn phản đối các cải cách dân chủ của ông. Tuy nhiên, các phóng viên lại ngưỡng mộ ông ấy và cả nhiếp ảnh gia nữa. Họ đã che giấu hoàn toàn thông tin ông bị bệnh bại liệt hay hình ảnh ông ngồi xe lăn trên các mặt báo", vị giáo sư nói. Ảnh HeadStuffSau Thế chiến 1, một loạt các chương trình truyền hình thương mại chiếu khắp nước Mỹ. Do vậy, cung cấp tin tức trở thành một yêu cầu đối với các chủ sở hữu bản quyền phát sóng truyền hình. Theo hướng đó, các ông chủ Nhà Trắng cũng bước vào giai đoạn lên sóng truyền hình nhiều hơn. "Tổng thống Eisenhower là người bắt đầu lên sóng truyền hình nhiều", ông Jon Marshall tới từ trường báo chí Medill tại Đại học Tây Bắc cho biết. Ảnh Youtube.com"Tuy nhiên, Tổng thống Kennedy mới là người đầu tiên nắm vững bí kíp khi lên sóng truyền hình", vị này nói. Ảnh www.history.comTrong lần tranh luận trực tiếp với đối thủ Kennedy năm 1960, Richard Nixon nhận thấy ông trông không đáng tin khi xuất hiện trên sóng truyền hình. Và khi lên nhậm chức tổng thống, ông quyết tâm kiểm soát hình ảnh trên truyền thông. Thậm chí, ông còn thuê cả Roger Ailes để hướng dẫn cách ông xuất hiện trên truyền hình. Ảnh www.history.comTổng thống Mỹ Ronald Reagan lại vận dụng truyền thông như một công cụ phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn. Ảnh Youtube.comCòn Tổng thống Bill Clinton đã bị sa lầy trong hàng tá câu hỏi từ truyền thông liên quan tới các giao dịch kinh doanh ngày xưa và các mối quan hệ tình ái. Ảnh AlamyKhi lên nắm quyền, Tổng thống George W.Bush cũng khá "kín kẽ" với cánh truyền thông và công luận. Ảnh Getty ImagesKhi ông Barack Obama nhậm chức, ông từng hứa sẽ minh bạch hơn. Tuy nhiên, dường như mức độ chia sẻ của chính quyền ông thời đó cũng khá ít giống như các đời tổng thống trước đó. Ảnh Alamy
Trong thời gian tranh cử và lúc mới nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây sốc sau khi ông đưa ra tuyên bố chính thức "phát động cuộc chiến với truyền thông". Những khúc mắc chưa được gỡ bỏ giữa ông Trump và cánh báo giới hiện chưa tới hồi kết. Ảnh NPR
Giáo sư Mark Feldstein thuộc chuyên ngành báo chí tại Đại học Maryland nhận xét rằng, Theodore Roosevelt là tổng thống Mỹ đầu tiên nắm lấy cơ hội "làm thân" với cánh báo giới. "Các nhà báo sẽ vây quanh ông ấy rồi ông ấy sẽ kể cho họ một số chuyện, có chuyện không được ghi âm, có chuyện có", Giáo sư Feldstein nói. Ảnh Thanh Nga abc.net.au
Tổng thống Franklin Roosevelt cũng là nhà lãnh đạo tiếp theo của Mỹ khá "được lòng" cánh phóng viên. "Tổng thống Roosevelt có vấn đề lớn với các nhà xuất bản báo, những người theo đảng Cộng hòa bảo thủ vốn phản đối các cải cách dân chủ của ông. Tuy nhiên, các phóng viên lại ngưỡng mộ ông ấy và cả nhiếp ảnh gia nữa. Họ đã che giấu hoàn toàn thông tin ông bị bệnh bại liệt hay hình ảnh ông ngồi xe lăn trên các mặt báo", vị giáo sư nói. Ảnh HeadStuff
Sau Thế chiến 1, một loạt các chương trình truyền hình thương mại chiếu khắp nước Mỹ. Do vậy, cung cấp tin tức trở thành một yêu cầu đối với các chủ sở hữu bản quyền phát sóng truyền hình. Theo hướng đó, các ông chủ Nhà Trắng cũng bước vào giai đoạn lên sóng truyền hình nhiều hơn. "Tổng thống Eisenhower là người bắt đầu lên sóng truyền hình nhiều", ông Jon Marshall tới từ trường báo chí Medill tại Đại học Tây Bắc cho biết. Ảnh Youtube.com
"Tuy nhiên, Tổng thống Kennedy mới là người đầu tiên nắm vững bí kíp khi lên sóng truyền hình", vị này nói. Ảnh www.history.com
Trong lần tranh luận trực tiếp với đối thủ Kennedy năm 1960, Richard Nixon nhận thấy ông trông không đáng tin khi xuất hiện trên sóng truyền hình. Và khi lên nhậm chức tổng thống, ông quyết tâm kiểm soát hình ảnh trên truyền thông. Thậm chí, ông còn thuê cả Roger Ailes để hướng dẫn cách ông xuất hiện trên truyền hình. Ảnh www.history.com
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan lại vận dụng truyền thông như một công cụ phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn. Ảnh Youtube.com
Còn Tổng thống Bill Clinton đã bị sa lầy trong hàng tá câu hỏi từ truyền thông liên quan tới các giao dịch kinh doanh ngày xưa và các mối quan hệ tình ái. Ảnh Alamy
Khi lên nắm quyền, Tổng thống George W.Bush cũng khá "kín kẽ" với cánh truyền thông và công luận. Ảnh Getty Images
Khi ông Barack Obama nhậm chức, ông từng hứa sẽ minh bạch hơn. Tuy nhiên, dường như mức độ chia sẻ của chính quyền ông thời đó cũng khá ít giống như các đời tổng thống trước đó. Ảnh Alamy