Lính Đức trong cuộc chiến giành giật từng ngôi nhà góc phố ở Stalingrad với Hồng quân Liên Xô. Tổng cộng có tới 700.000 người của cả hai bên đã bị chết trong trận Stalingrad, bắt đầu từ ngày 23/8/1942 và kết thúc vào ngày 2/2/1943. (Nguồn: Spiegel.de)Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trong trận đánh lịch sử Stalingrad. Đến tháng 11/1942, tình trạng của 230.000 binh sĩ Đức Quốc xã đã trở nên vô vọng. (Nguồn: Spiegel.de)Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tiến đánh quân phát xít Đức ở Stalingrad hồi tháng 10/1942. Trùm phát xít Hitler đã bị hoàn toàn bất ngờ trước lực lượng dự bị hùng hậu của Hồng quân Liên Xô được tung vào trận đánh Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de)Chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 bị bắn hạ ở Stalingrad trong năm 1942. Khi Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã bị vây khốn ở Stalingrad, Bộ chỉ huy Quân đội Đức đã phải dùng chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 để lập cầu hàng không cứu viện cho đám binh sĩ bị bao vây. (Nguồn: Spiegel.de)Binh sĩ Đức bị vây hãm tuyệt vọng triển khai pháo chống tăng ở Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Liên Xô đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức ở trong thành phố này. (Nguồn: Spiegel.de)Khoảng 100.000 binh sĩ Đức đã bị bắt làm tù binh trong trận Stalingrad. Stalingrad là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong có thể lên đến hơn 2 triệu người. (Nguồn: Spiegel.de)Hỏa tiễn phóng loạt "Katjusha" vốn là nỗi kinh hoàng của quân đội Đức Quốc xã ở Stalingrad. Do tiếng xé gió khủng khiếp của chúng, lính Đức ở Stalingrad đã gọi loại hỏa tiễn phóng loạt này là "đàn thùng Stalin". (Nguồn: Spiegel.de)Thành phố Stalingrad bị phá hủy gần như hoàn toàn trong trận đánh sinh tử kéo dài từ tháng 8/1942 đến tháng 2/1943. Trong tháng 11/1942, Tập đoàn quân số 6 của Đức đã bị vây khốn ở Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de)Lập cầu hàng không tiếp tế bằng máy bay Junkers Ju 87 ở Stalingrad trong năm 1942. Công việc tiếp tế bằng đường hàng không cho đám binh sĩ bị vây hãm đã trở nên khó khăn gấp bội, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh chiếm 2 sân bay Morosovkaya und Tazinskaya ở bên ngoài và sân bay Pitomnik ở bên trong vòng vây Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de) Một kho đạn của Hồng quân Liên Xô bị cháy nổ, khi quân phát xít Đức tiến đánh Stalingrad trong tháng 8/1942. Mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố Stalingrad, nhưng quân Đức đã không thể triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Liên Xô bên bờ Tây sông Volga, trong khi thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần. (Nguồn: Spiegel.de)Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô xông lên tấn công quân Đức ở Stalingrad. Vài tháng sau khi mở màn trận Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã đã lâm vào thế tuyệt vọng trong vòng vây, đói khát và chết rét trong mùa đông nước Nga lạnh cắt da cắt thịt. Tập đoàn quân số 6 bị xóa sổ hoàn toàn vào ngày 2/ 2/1943. (Nguồn: Spiegel.de)
Lính Đức trong cuộc chiến giành giật từng ngôi nhà góc phố ở Stalingrad với Hồng quân Liên Xô. Tổng cộng có tới 700.000 người của cả hai bên đã bị chết trong trận Stalingrad, bắt đầu từ ngày 23/8/1942 và kết thúc vào ngày 2/2/1943. (Nguồn: Spiegel.de)
Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trong trận đánh lịch sử Stalingrad. Đến tháng 11/1942, tình trạng của 230.000 binh sĩ Đức Quốc xã đã trở nên vô vọng. (Nguồn: Spiegel.de)
Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tiến đánh quân phát xít Đức ở Stalingrad hồi tháng 10/1942. Trùm phát xít Hitler đã bị hoàn toàn bất ngờ trước lực lượng dự bị hùng hậu của Hồng quân Liên Xô được tung vào trận đánh Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de)
Chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 bị bắn hạ ở Stalingrad trong năm 1942. Khi Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã bị vây khốn ở Stalingrad, Bộ chỉ huy Quân đội Đức đã phải dùng chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 để lập cầu hàng không cứu viện cho đám binh sĩ bị bao vây. (Nguồn: Spiegel.de)
Binh sĩ Đức bị vây hãm tuyệt vọng triển khai pháo chống tăng ở Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Liên Xô đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức ở trong thành phố này. (Nguồn: Spiegel.de)
Khoảng 100.000 binh sĩ Đức đã bị bắt làm tù binh trong trận Stalingrad. Stalingrad là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong có thể lên đến hơn 2 triệu người. (Nguồn: Spiegel.de)
Hỏa tiễn phóng loạt "Katjusha" vốn là nỗi kinh hoàng của quân đội Đức Quốc xã ở Stalingrad. Do tiếng xé gió khủng khiếp của chúng, lính Đức ở Stalingrad đã gọi loại hỏa tiễn phóng loạt này là "đàn thùng Stalin". (Nguồn: Spiegel.de)
Thành phố Stalingrad bị phá hủy gần như hoàn toàn trong trận đánh sinh tử kéo dài từ tháng 8/1942 đến tháng 2/1943. Trong tháng 11/1942, Tập đoàn quân số 6 của Đức đã bị vây khốn ở Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de)
Lập cầu hàng không tiếp tế bằng máy bay Junkers Ju 87 ở Stalingrad trong năm 1942. Công việc tiếp tế bằng đường hàng không cho đám binh sĩ bị vây hãm đã trở nên khó khăn gấp bội, sau khi Hồng quân Liên Xô đánh chiếm 2 sân bay Morosovkaya und Tazinskaya ở bên ngoài và sân bay Pitomnik ở bên trong vòng vây Stalingrad. (Nguồn: Spiegel.de)
Một kho đạn của Hồng quân Liên Xô bị cháy nổ, khi quân phát xít Đức tiến đánh Stalingrad trong tháng 8/1942. Mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố Stalingrad, nhưng quân Đức đã không thể triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Liên Xô bên bờ Tây sông Volga, trong khi thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần. (Nguồn: Spiegel.de)
Chiến sĩ Hồng quân Liên Xô xông lên tấn công quân Đức ở Stalingrad. Vài tháng sau khi mở màn trận Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã đã lâm vào thế tuyệt vọng trong vòng vây, đói khát và chết rét trong mùa đông nước Nga lạnh cắt da cắt thịt. Tập đoàn quân số 6 bị xóa sổ hoàn toàn vào ngày 2/ 2/1943. (Nguồn: Spiegel.de)