Công trình đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam vốn là một phần trong chiến dịch khai thác thủy điện trên sông Hoài - con sông lớn thứ ba của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia.Theo International Rivers, ngay sau khi được hoàn thành năm 1952, đập Bản Kiều đã xuất hiện các vết nứt vỡ. Sau quá trình gia cố, đập Bản Kiều được mệnh danh là "Con đập thép" bất khả chiến bại... cho tới khi thảm họa kinh hoàng xảy ra. Ảnh: iask.ca.Ngày 5/8/1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đó tại Trung Quốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam. Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày. Ảnh: Alchetron.Do lượng mưa lớn, hồ nước không có dự phòng, mực nước tăng lên rất nhanh vượt qua cả mực nước cảnh giới. Ảnh: iask.ca.Con đập Thạch Mạn Than ở thượng nguồn sông Hoài bị vỡ trước, tạo ra một bức tường nước khổng lồ dội vào đập Bản Kiều. Nửa giờ sau, đập Bản Kiều đổ sụp. Ảnh: Đỉnh đập và tường chắn sóng của đập Bản Kiều sau trận lũ. Ảnh: MC.Khi đập Bản Kiều vỡ vào rạng sáng ngày 8/8/1975, dòng nước với vận tốc lên tới 50km/h dồn dập chảy về phía thung lũng bên dưới, cuốn đi 62 đập khác như "hiệu ứng domino". Chỉ trong vài phút, toàn bộ các làng mạc với hàng nghìn cư dân bị nhấn chìm.Được biết, đập Bản Kiều không mở hết các cửa xả lũ ngay từ khi cơn bão bắt đầu. Vào lúc các cửa xả lũ được mở hoàn toàn thì đã quá muộn. Nước lên nhanh hơn mực nước có thể xả ra. Trong khi đó, việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời, dẫn đến hậu quả thảm khốc khi vỡ đập.Theo tiết lộ của các quan chức thuộc Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc, số người thiệt mạng trong thảm họa vỡ đập Bản Kiều lên đến hơn 230.000 người, trở thành một trong những thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất trên thế giới. Ảnh: MC.Tổng cộng 29 huyện, thị ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, tác động đến 12 triệu người, hơn 6,8 triệu ngôi nhà bị phá hủy, hơn 100 km đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu bị gián đoạn trong 18 ngày, 11 triệu mẫu đất nông nghiệp bị phá hoại....Ảnh: iask.ca.Thiệt hại kinh tế trực tiếp trong thảm họa này ước tính là khoảng 10 tỉ Nhân dân tệ.
Mời độc giả xem thêm video: Trung Quốc trước nguy cơ từ đập Tam Hiệp (Nguồn video: VTC Now)
Công trình đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam vốn là một phần trong chiến dịch khai thác thủy điện trên sông Hoài - con sông lớn thứ ba của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia.
Theo International Rivers, ngay sau khi được hoàn thành năm 1952, đập Bản Kiều đã xuất hiện các vết nứt vỡ. Sau quá trình gia cố, đập Bản Kiều được mệnh danh là "Con đập thép" bất khả chiến bại... cho tới khi thảm họa kinh hoàng xảy ra. Ảnh: iask.ca.
Ngày 5/8/1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đó tại Trung Quốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam. Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày. Ảnh: Alchetron.
Do lượng mưa lớn, hồ nước không có dự phòng, mực nước tăng lên rất nhanh vượt qua cả mực nước cảnh giới. Ảnh: iask.ca.
Con đập Thạch Mạn Than ở thượng nguồn sông Hoài bị vỡ trước, tạo ra một bức tường nước khổng lồ dội vào đập Bản Kiều. Nửa giờ sau, đập Bản Kiều đổ sụp. Ảnh: Đỉnh đập và tường chắn sóng của đập Bản Kiều sau trận lũ. Ảnh: MC.
Khi đập Bản Kiều vỡ vào rạng sáng ngày 8/8/1975, dòng nước với vận tốc lên tới 50km/h dồn dập chảy về phía thung lũng bên dưới, cuốn đi 62 đập khác như "hiệu ứng domino". Chỉ trong vài phút, toàn bộ các làng mạc với hàng nghìn cư dân bị nhấn chìm.
Được biết, đập Bản Kiều không mở hết các cửa xả lũ ngay từ khi cơn bão bắt đầu. Vào lúc các cửa xả lũ được mở hoàn toàn thì đã quá muộn. Nước lên nhanh hơn mực nước có thể xả ra. Trong khi đó, việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời, dẫn đến hậu quả thảm khốc khi vỡ đập.
Theo tiết lộ của các quan chức thuộc Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc, số người thiệt mạng trong thảm họa vỡ đập Bản Kiều lên đến hơn 230.000 người, trở thành một trong những thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất trên thế giới. Ảnh: MC.
Tổng cộng 29 huyện, thị ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, tác động đến 12 triệu người, hơn 6,8 triệu ngôi nhà bị phá hủy, hơn 100 km đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu bị gián đoạn trong 18 ngày, 11 triệu mẫu đất nông nghiệp bị phá hoại....Ảnh: iask.ca.
Thiệt hại kinh tế trực tiếp trong thảm họa này ước tính là khoảng 10 tỉ Nhân dân tệ.
Mời độc giả xem thêm video: Trung Quốc trước nguy cơ từ đập Tam Hiệp (Nguồn video: VTC Now)