Những ngày này, nhiều người dân ở Nghệ An chạy xe máy vượt hàng trăm cây số sang các cánh đồng ở Hà Tĩnh để săn "tôm bay". Trung bình mỗi ngày trừ chi phí, người dân bỏ túi tiền triệu. Thời điểm này lượng châu chấu xuất hiện trên các cánh đồng Hà Tĩnh khá nhiều. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nhiều nông dân Nghệ An vượt hàng trăm cây số sang săn bắt. Loại côn trùng này là đặc sản của dân nhậu với tên gọi rất mỹ miều “tôm bay”.Quan sát cho thấy, dụng cụ để đánh bắt cào cào rất đơn giản, chỉ cần chiếc vợt khổng lồ, miệng rộng 60 x 70 cm, túi vợt dài 1,5m. Với cây vợt này chỉ cần khua tay sau vài vòng ở cánh đồng sẽ có cả trăm con cào cào nằm vẻn vẹn trong đáy vợt. Nghề săn "tôm bay" này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Theo kinh nghiệm của người dân, muốn dễ bắt loài này phải chờ khi hết sương, bởi khi thân cây lúa đang dính sương thì châu chấu sẽ bị dính lại khó thể bật nhảy và bay. Chị Nguyễn Thị Hà (ở Yên Thành, Nghệ An) cho biết, vào mùa lúa hàng năm, châu chấu như một loại “giặc cỏ” phá hoại mùa màng, nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Chính vì thế, vào mùa chuẩn bị thu hoạch lúa người dân lại cùng nhau ra đồng bắt châu chấu, vừa bảo vệ mùa màng, lại mang về thu hoạch khá."Từ đầu mùa đến nay thương lái thu mua với giá rất cao nên mỗi ngày gia đình tôi thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu chịu khó đi xa, khoản thu nhập này kéo dài hết cả tháng, không nghề gì có thể thu nhập cao hơn mà trong khi đó vừa bảo vệ được mùa màng", chị Hà cho hay.Khi hỏi về kinh nghiệm để săn được nhiều châu chấu, anh Hồ Tài, (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) chia sẻ, công việc này ngoài cần sự chịu khó và kiên trì thì bà con cần khai thác được vùng nào châu chấu nhiều. Hiện nay bà con đang đánh theo kinh nghiệm đi thăm dò dưới đồng ruộng nếu thấy châu chấu bay nhiều thì lập tức tập hợp mọi người lại để giăng bẫy; quan trọng nhất vẫn là cách đặt bẫy làm sao đúng hướng để châu chấu bay vào.Những lần vợt châu chấu xong, người dân sẽ đổ vào một chiếc túi lưới để đựng, sau đó phân lựa từng loại để bán cho người nuôi chim. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.Nghề săn bắt đặc sản "tôm bay" như thế này không ảnh hưởng gì đến cây lúa, mà còn góp phần bảo vệ mùa màng nên đi đến đâu cũng được người dân địa phương ủng hộ.Chị Hồ Thị Linh (ở Quỳnh Lưu) cho biết: “Vợ chồng tôi cùng 2 người hàng xóm thức dậy từ 3 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong đồ nghề lên xe máy vượt gần 100km vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để bắt châu chấu. Đều đặn gần 1 tháng qua, công việc của vợ chồng tôi và 2 người cộng sự là dậy đi từ sáng sớm và về đến nhà khi chiều muộn”.Theo chị Linh, châu chấu được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 200.000 đồng - 250.000/kg. Có mùa, vợ chồng chị kiếm được cả trăm triệu đồng chứ không ít, riêng mùa này đi khoảng 20 ngày đã kiếm được 50 triệu đồng.Châu chấu là loại côn trùng chuyên phá hoại hoa màu của bà con nông dân nay lại được xem là đặc sản của đồng quê. Chính điều này khiến giá “tôm bay” đắt trong thời gian này.
Những ngày này, nhiều người dân ở Nghệ An chạy xe máy vượt hàng trăm cây số sang các cánh đồng ở Hà Tĩnh để săn "tôm bay". Trung bình mỗi ngày trừ chi phí, người dân bỏ túi tiền triệu.
Thời điểm này lượng châu chấu xuất hiện trên các cánh đồng Hà Tĩnh khá nhiều. Đây cũng là thời điểm thích hợp để nhiều nông dân Nghệ An vượt hàng trăm cây số sang săn bắt. Loại côn trùng này là đặc sản của dân nhậu với tên gọi rất mỹ miều “tôm bay”.
Quan sát cho thấy, dụng cụ để đánh bắt cào cào rất đơn giản, chỉ cần chiếc vợt khổng lồ, miệng rộng 60 x 70 cm, túi vợt dài 1,5m. Với cây vợt này chỉ cần khua tay sau vài vòng ở cánh đồng sẽ có cả trăm con cào cào nằm vẻn vẹn trong đáy vợt.
Nghề săn "tôm bay" này bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Theo kinh nghiệm của người dân, muốn dễ bắt loài này phải chờ khi hết sương, bởi khi thân cây lúa đang dính sương thì châu chấu sẽ bị dính lại khó thể bật nhảy và bay. Chị Nguyễn Thị Hà (ở Yên Thành, Nghệ An) cho biết, vào mùa lúa hàng năm, châu chấu như một loại “giặc cỏ” phá hoại mùa màng, nhưng lại có giá trị kinh tế cao. Chính vì thế, vào mùa chuẩn bị thu hoạch lúa người dân lại cùng nhau ra đồng bắt châu chấu, vừa bảo vệ mùa màng, lại mang về thu hoạch khá.
"Từ đầu mùa đến nay thương lái thu mua với giá rất cao nên mỗi ngày gia đình tôi thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu chịu khó đi xa, khoản thu nhập này kéo dài hết cả tháng, không nghề gì có thể thu nhập cao hơn mà trong khi đó vừa bảo vệ được mùa màng", chị Hà cho hay.
Khi hỏi về kinh nghiệm để săn được nhiều châu chấu, anh Hồ Tài, (ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) chia sẻ, công việc này ngoài cần sự chịu khó và kiên trì thì bà con cần khai thác được vùng nào châu chấu nhiều. Hiện nay bà con đang đánh theo kinh nghiệm đi thăm dò dưới đồng ruộng nếu thấy châu chấu bay nhiều thì lập tức tập hợp mọi người lại để giăng bẫy; quan trọng nhất vẫn là cách đặt bẫy làm sao đúng hướng để châu chấu bay vào.
Những lần vợt châu chấu xong, người dân sẽ đổ vào một chiếc túi lưới để đựng, sau đó phân lựa từng loại để bán cho người nuôi chim. Vì là loài có chất dinh dưỡng tốt cho chim nên được nhiều người tìm mua, làm ngày nào về bán hết ngày đó.
Nghề săn bắt đặc sản "tôm bay" như thế này không ảnh hưởng gì đến cây lúa, mà còn góp phần bảo vệ mùa màng nên đi đến đâu cũng được người dân địa phương ủng hộ.
Chị Hồ Thị Linh (ở Quỳnh Lưu) cho biết: “Vợ chồng tôi cùng 2 người hàng xóm thức dậy từ 3 giờ sáng, sau khi chuẩn bị xong đồ nghề lên xe máy vượt gần 100km vào huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) để bắt châu chấu. Đều đặn gần 1 tháng qua, công việc của vợ chồng tôi và 2 người cộng sự là dậy đi từ sáng sớm và về đến nhà khi chiều muộn”.
Theo chị Linh, châu chấu được thương lái mua với giá rất cao, trung bình từ 200.000 đồng - 250.000/kg. Có mùa, vợ chồng chị kiếm được cả trăm triệu đồng chứ không ít, riêng mùa này đi khoảng 20 ngày đã kiếm được 50 triệu đồng.
Châu chấu là loại côn trùng chuyên phá hoại hoa màu của bà con nông dân nay lại được xem là đặc sản của đồng quê. Chính điều này khiến giá “tôm bay” đắt trong thời gian này.