Diên Khánh House là ngôi nhà mái ngói đỏ nằm ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) rộng 130m2 do nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Đặng Thanh Bảo, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thiên thiết kế, thi công. Công trình hoàn thiện năm 2020.Ngôi nhà chụp từ flycam. Với sự đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ từ thành phố lan dần về các vùng nông thôn ở Việt Nam, mô hình nhà ống ở thành phố bắt đầu xuất hiện ngày càng dày đặc, phá vỡ đi hình ảnh thanh bình và nên thơ của làng quê. Vì vậy nhóm cố gắng lưu giữ lại nét quen thuộc truyền thống đang dần bị mai một của nhà ở nông thôn, tạo ra một môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.Đặc điểm của nhà là có mặt bằng hẹp nhưng dài theo chiều sâu, hình chữ nhật. Vì công trình ở vùng duyên hải miền Trung, thường xuyên chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của mưa bão nên hình khối và vật liệu cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.Tỉ lệ mái dốc bê tông lớn được kéo dài từ lầu 1 xuống tầng trệt của công trình cùng với phần hiên rộng làm giảm ánh nắng cho phòng khách vào mùa hè và hạn chế mưa tạt vào mùa đông.Mái nhà phù hợp với việc chống bão, mái chóp dốc cho gió trượt trên công trình hạn chế sức phá hoại khi những cơn bão tấn công. Phần ngói đỏ được phủ trên bề mặt mái bê tông vừa có tính bảo vệ vừa chống nóng cho phần mái. Cùng với đó, việc sử dụng hình thức mái như vậy tạo sự gần gũi thân quen khi tiếp cận công trình.Mái ngói đỏ với độ dốc lớn giảm bớt sự vuông vức của ngôi nhà. Ngôi nhà đậm chất nông thôn thông qua sân trước và sân sau được lát bằng gạch nung, thể hiện rõ đặc trưng kiến trúc bản địa.Công trình được xây lùi vào phía sau để chừa khoảng sân rộng. Hai bên trồng hàng cau quen thuộc kết hợp mảng cây xanh làm dịu mát cho công trình.Phòng khách được kết nối với tầng trên bằng khoảng không gian thông tầng lớn. Không gian bắt đầu đóng dần khi giảm cao độ trần ở phòng ăn và đóng hẹp lại khi qua hành lang kết nối ra phía sau nhà. Từ hành lang đó lại mở rộng, kết nối bếp, giếng trời và phòng ngủ của bố mẹ.Ánh sáng tự nhiên được đưa vào nhà theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nâng cao phần mái phía trước để hấp thụ ánh sáng dịu nhẹ từ phía đông. Giếng trời phía trên cầu thang xoắn lên tầng 2. Khu vườn mở 2 tầng đồng thời là không gian xanh và tạo sự lưu thông không khí trong nhà. 3 mái nhà được ngăn cách bởi các khe hở dọc. Kiểu mái dích dắc này giúp dễ dàng thoát nước mưa.Các không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi được ngăn chia bởi khoảng thông tầng và giếng trời giữa nhà. Qua những khoảng không này, ánh sáng và gió được dẫn dắt vào công trình một cách tự nhiên, mang đến sự thông thoáng, mát mẻ cho nhà.Phòng ngủ bố mẹ được bố trí tách biệt với không gian phòng khách, phòng ăn, bếp bằng giếng trời có khu vườn nhỏ giữa nhà. Phòng 2 con được bố trí trên tầng 2, cũng kết nối với nhau qua giếng trời này.Cầu thang cong kết hợp khoảng thông tầng ngay vị trí gãy góc của khu đất tạo cảm giác ngay ngắn.Màu sắc trắng, gỗ nhạt của nội thất tạo sự rộng rãi và sáng sủa cho không gian. Các yếu tố truyền thống được đưa vào không gian khéo léo như chiếc phản gỗ ở phòng khách, bệ ngồi hàng hiên thường thấy trong không gian nhà ở truyền thống của người Việt.Vật liệu ốp lát cầu thang được cân nhắc sử dụng đá mài, một vật liệu quen thuộc và cũng hạn chế được nhược điểm gãy khúc của khu đất.Sự chuyển tiếp giữa các không gian trở nên mềm mại nhờ sân vườn trước và sau.
Diên Khánh House là ngôi nhà mái ngói đỏ nằm ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) rộng 130m2 do nhóm kiến trúc sư Lê Viết Hội, Đặng Thanh Bảo, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Ngọc Thiên thiết kế, thi công. Công trình hoàn thiện năm 2020.
Ngôi nhà chụp từ flycam. Với sự đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ từ thành phố lan dần về các vùng nông thôn ở Việt Nam, mô hình nhà ống ở thành phố bắt đầu xuất hiện ngày càng dày đặc, phá vỡ đi hình ảnh thanh bình và nên thơ của làng quê. Vì vậy nhóm cố gắng lưu giữ lại nét quen thuộc truyền thống đang dần bị mai một của nhà ở nông thôn, tạo ra một môi trường sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.
Đặc điểm của nhà là có mặt bằng hẹp nhưng dài theo chiều sâu, hình chữ nhật. Vì công trình ở vùng duyên hải miền Trung, thường xuyên chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của mưa bão nên hình khối và vật liệu cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.
Tỉ lệ mái dốc bê tông lớn được kéo dài từ lầu 1 xuống tầng trệt của công trình cùng với phần hiên rộng làm giảm ánh nắng cho phòng khách vào mùa hè và hạn chế mưa tạt vào mùa đông.
Mái nhà phù hợp với việc chống bão, mái chóp dốc cho gió trượt trên công trình hạn chế sức phá hoại khi những cơn bão tấn công. Phần ngói đỏ được phủ trên bề mặt mái bê tông vừa có tính bảo vệ vừa chống nóng cho phần mái. Cùng với đó, việc sử dụng hình thức mái như vậy tạo sự gần gũi thân quen khi tiếp cận công trình.
Mái ngói đỏ với độ dốc lớn giảm bớt sự vuông vức của ngôi nhà. Ngôi nhà đậm chất nông thôn thông qua sân trước và sân sau được lát bằng gạch nung, thể hiện rõ đặc trưng kiến trúc bản địa.
Công trình được xây lùi vào phía sau để chừa khoảng sân rộng. Hai bên trồng hàng cau quen thuộc kết hợp mảng cây xanh làm dịu mát cho công trình.
Phòng khách được kết nối với tầng trên bằng khoảng không gian thông tầng lớn. Không gian bắt đầu đóng dần khi giảm cao độ trần ở phòng ăn và đóng hẹp lại khi qua hành lang kết nối ra phía sau nhà. Từ hành lang đó lại mở rộng, kết nối bếp, giếng trời và phòng ngủ của bố mẹ.
Ánh sáng tự nhiên được đưa vào nhà theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nâng cao phần mái phía trước để hấp thụ ánh sáng dịu nhẹ từ phía đông. Giếng trời phía trên cầu thang xoắn lên tầng 2. Khu vườn mở 2 tầng đồng thời là không gian xanh và tạo sự lưu thông không khí trong nhà. 3 mái nhà được ngăn cách bởi các khe hở dọc. Kiểu mái dích dắc này giúp dễ dàng thoát nước mưa.
Các không gian sinh hoạt và nghỉ ngơi được ngăn chia bởi khoảng thông tầng và giếng trời giữa nhà. Qua những khoảng không này, ánh sáng và gió được dẫn dắt vào công trình một cách tự nhiên, mang đến sự thông thoáng, mát mẻ cho nhà.
Phòng ngủ bố mẹ được bố trí tách biệt với không gian phòng khách, phòng ăn, bếp bằng giếng trời có khu vườn nhỏ giữa nhà. Phòng 2 con được bố trí trên tầng 2, cũng kết nối với nhau qua giếng trời này.
Cầu thang cong kết hợp khoảng thông tầng ngay vị trí gãy góc của khu đất tạo cảm giác ngay ngắn.
Màu sắc trắng, gỗ nhạt của nội thất tạo sự rộng rãi và sáng sủa cho không gian. Các yếu tố truyền thống được đưa vào không gian khéo léo như chiếc phản gỗ ở phòng khách, bệ ngồi hàng hiên thường thấy trong không gian nhà ở truyền thống của người Việt.
Vật liệu ốp lát cầu thang được cân nhắc sử dụng đá mài, một vật liệu quen thuộc và cũng hạn chế được nhược điểm gãy khúc của khu đất.
Sự chuyển tiếp giữa các không gian trở nên mềm mại nhờ sân vườn trước và sau.