Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Theo Zing, tại phiên họp này, liên quan Điều 11, nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới đề nghị cần quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Ông đề cập tình trạng một số phim hiện nay có tình tiết cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng không bị xử lý. Một số phim lại phản ánh chân thực, chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, làm cho người xem nhận thức sai. Ông nêu ví dụ “ Người phán xử” là một trong những phim có nội dung bạo lực. Ảnh: Lao độngHồi năm 2017 khi lên sóng, bộ phim“Người phán xử” từng bị chỉ trích dữ dội vì tình huống trả thù ghê rợn. Cụ thể, nhân vật Phúc Hô ép Mỹ Hạnh phá thai rồi đựng bào thai trong lọ thủy tinh mang tới uy hiếp Lê Thành. Nhiều khán giả cho rằng ê-kíp phim không nên đưa chi tiết này vào bởi phim lên sóng khung giờ có đối tượng xem rộng rãi, bao gồm cả trẻ em. Ảnh: Dân ViệtSau “Người phán xử”, “Quỳnh búp bê” - phim về đề tài mại dâm cũng vướng ồn ào cảnh bạo lực. Trước những ý kiến trái chiều về chi tiết bạo lực và cảnh nóng, “Quỳnh búp bê” được dán mác 18+. Đây cũng là bộ phim truyền hình đầu tiên được dán mác 18+ trên sóng VTV. Ảnh: Lao độngNgoài ra, ê-kíp “Quỳnh búp bê” còn tạm dừng lên sóng hơn 1 tháng để điều chỉnh. Cụ thể, phim lùi thời gian phát sóng muộn hơn từ 20h45 sang 21h30 và chuyển từ kênh chính luận VTV1 sang kênh giải trí VTV3. Ảnh: VietnammoiDanh sách phim Việt vướng ồn ào cảnh bạo lực còn có “Bụi đời chợ lớn” - phim kể các băng nhóm xã hội đen tại Sài Gòn. Cục Điện Ảnh từng gửi văn bản đến nhà sản xuất yêu cầu phải cắt các cảnh bạo lực mới cho trình chiếu. Sau 3 lần thay đổi kịch bản, cắt các cảnh bạo lực, phim "Bụi đời chợ lớn" vẫn bị cấm chiếu trên toàn quốc vĩnh viễn và không được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào. Ảnh: Tiền PhongNăm 2012, “Bẫy cấp 3” bị cấm chiếu với lý do phim “kích động bạo lực” và "mô tả rất thô thiển khát khao chuyện “giường chiếu” của tuổi teen". Nội dung phim kể về nhóm học sinh cùng đi picnic ở Đà Lạt, rồi từng người một trong nhóm học sinh bị thanh toán một cách bí ẩn. Thủ phạm cuối cùng chính là một người trong nhóm học sinh vì bạn bè xa lánh và bố mẹ thờ ơ mà sắp đặt chuỗi “bẫy” để hại những người bạn cùng đi và cả người vô tội khác. Khi phim bị cấm chiếu, nhiều khán giả ủng hộ quyết định của Cục Điện ảnh. Ảnh: Hà Nội mớiNăm 2020, tập 3 của web-drama “Kẻ săn tin” bị Youtube gỡ xuống vì nội dung được cho là có yếu tố bạo lực, khủng bố. Chính vì vậy, Minh Hằng và ê-kíp đã phải chỉnh sửa lại tập 3 cho phù hợp. Ảnh: Người đưa tinXem trailer phim Người phán xử. Nguồn VTV
Ngày 14/9, tại phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi). Theo Zing, tại phiên họp này, liên quan Điều 11, nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Lê Tấn Tới đề nghị cần quy định rõ ràng và chi tiết hơn. Ông đề cập tình trạng một số phim hiện nay có tình tiết cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội nhưng không bị xử lý. Một số phim lại phản ánh chân thực, chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, làm cho người xem nhận thức sai. Ông nêu ví dụ “ Người phán xử” là một trong những phim có nội dung bạo lực. Ảnh: Lao động
Hồi năm 2017 khi lên sóng, bộ phim“Người phán xử” từng bị chỉ trích dữ dội vì tình huống trả thù ghê rợn. Cụ thể, nhân vật Phúc Hô ép Mỹ Hạnh phá thai rồi đựng bào thai trong lọ thủy tinh mang tới uy hiếp Lê Thành. Nhiều khán giả cho rằng ê-kíp phim không nên đưa chi tiết này vào bởi phim lên sóng khung giờ có đối tượng xem rộng rãi, bao gồm cả trẻ em. Ảnh: Dân Việt
Sau “Người phán xử”, “Quỳnh búp bê” - phim về đề tài mại dâm cũng vướng ồn ào cảnh bạo lực. Trước những ý kiến trái chiều về chi tiết bạo lực và cảnh nóng, “Quỳnh búp bê” được dán mác 18+. Đây cũng là bộ phim truyền hình đầu tiên được dán mác 18+ trên sóng VTV. Ảnh: Lao động
Ngoài ra, ê-kíp “Quỳnh búp bê” còn tạm dừng lên sóng hơn 1 tháng để điều chỉnh. Cụ thể, phim lùi thời gian phát sóng muộn hơn từ 20h45 sang 21h30 và chuyển từ kênh chính luận VTV1 sang kênh giải trí VTV3. Ảnh: Vietnammoi
Danh sách phim Việt vướng ồn ào cảnh bạo lực còn có “Bụi đời chợ lớn” - phim kể các băng nhóm xã hội đen tại Sài Gòn. Cục Điện Ảnh từng gửi văn bản đến nhà sản xuất yêu cầu phải cắt các cảnh bạo lực mới cho trình chiếu. Sau 3 lần thay đổi kịch bản, cắt các cảnh bạo lực, phim "Bụi đời chợ lớn" vẫn bị cấm chiếu trên toàn quốc vĩnh viễn và không được phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào. Ảnh: Tiền Phong
Năm 2012, “Bẫy cấp 3” bị cấm chiếu với lý do phim “kích động bạo lực” và "mô tả rất thô thiển khát khao chuyện “giường chiếu” của tuổi teen". Nội dung phim kể về nhóm học sinh cùng đi picnic ở Đà Lạt, rồi từng người một trong nhóm học sinh bị thanh toán một cách bí ẩn. Thủ phạm cuối cùng chính là một người trong nhóm học sinh vì bạn bè xa lánh và bố mẹ thờ ơ mà sắp đặt chuỗi “bẫy” để hại những người bạn cùng đi và cả người vô tội khác. Khi phim bị cấm chiếu, nhiều khán giả ủng hộ quyết định của Cục Điện ảnh. Ảnh: Hà Nội mới
Năm 2020, tập 3 của web-drama “Kẻ săn tin” bị Youtube gỡ xuống vì nội dung được cho là có yếu tố bạo lực, khủng bố. Chính vì vậy, Minh Hằng và ê-kíp đã phải chỉnh sửa lại tập 3 cho phù hợp. Ảnh: Người đưa tin
Xem trailer phim Người phán xử. Nguồn VTV