Đại cảnh chợ nổi là một trong những phân đoạn hoành tráng nhất của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam"(Ảnh: Ban quản lý rừng tràm Trà Sư cung cấp từ tư liệu phim "Đất rừng phương Nam"). Đại cảnh này có sự góp mặt của gần 400 diễn viên quần chúng, sử dụng hơn 500 bộ phục trang.Theo thông tin từ Ban quản lý rừng Trà Sư, để thiết kế đại cảnh chợ nổi, đoàn làm phim đã xuống khảo sát trước nhiều tháng. Hơn 20 nhân công địa phương phải làm việc xuyên suốt 60 ngày trước khi bấm máy.Đoàn làm phim đã tái hiện chợ nổi miền Tây Nam Bộ với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, hai bên bờ là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Tới nay, các căn nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của phim vẫn được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, chụp hình.Hiện nay, người dân miền Tây phần lớn sử dụng ghe, thuyền bằng nhựa composite nên đoàn phim phải đặt đóng lại 50 thuyền gỗ ở Đồng Tháp, sau đó vận chuyển đến rừng Trà Sư để phục vụ quay cảnh phim.Theo ông Trần Minh Trí - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (đơn vị quản lý và khai thác du lịch tại rừng Trà Sư), sau khi đoàn phim quay xong, đơn vị cố gắng giữ lại những phân cảnh trong phim, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Trà Sư đến du khách và bạn bè quốc tế. "Những nghệ nhân của đoàn phim đã làm việc cực kỳ sáng tạo để dựng lên hình ảnh cây cầu Kiều đầy nét hoài cổ", ông Trí chia sẻ.Không chỉ được đoàn phim "Đất rừng phương Nam" chọn làm bối cảnh quay hình, trước đó từng có những đoàn làm phim, gameshow đến bấm máy tại khu vực rừng Trà Sư như phim Thất Sơn tâm linh, chương trình Đại chiến ẩm thực... Nơi đây dần trở thành một "phim trường lớn", được những người đam mê văn hóa, nghệ thuật quan tâm.Năm 2020, Trà Sư được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi. Mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp cả ngàn lượt khách nội địa và quốc tế đến tham quan.Rừng Trà Sư được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước, cùng thảm thực vật đa dạng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nơi đây cũng được đánh giá là cánh rừng có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại vùng đồng bằng, là điểm đến cho các nhà nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.Tại rừng tràm Trà Sư, du khách có thể di chuyển xuyên các cánh rừng bằng tàu máy hoặc xuồng chèo tay, với giá vé 50.000/khách mỗi loại. Ngoài ra, còn có dịch vụ đạp xe đạp xuyên bìa rừng, dã ngoại, cùng nhiều hoạt động lý tưởng. Theo đại diện Vivu Journeys (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), cùng với cơn sốt của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm tìm hiểu, đặt tour tham quan trải nghiệm.
Đại cảnh chợ nổi là một trong những phân đoạn hoành tráng nhất của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam"(Ảnh: Ban quản lý rừng tràm Trà Sư cung cấp từ tư liệu phim "Đất rừng phương Nam"). Đại cảnh này có sự góp mặt của gần 400 diễn viên quần chúng, sử dụng hơn 500 bộ phục trang.
Theo thông tin từ Ban quản lý rừng Trà Sư, để thiết kế đại cảnh chợ nổi, đoàn làm phim đã xuống khảo sát trước nhiều tháng. Hơn 20 nhân công địa phương phải làm việc xuyên suốt 60 ngày trước khi bấm máy.
Đoàn làm phim đã tái hiện chợ nổi miền Tây Nam Bộ với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, hai bên bờ là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Tới nay, các căn nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của phim vẫn được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, chụp hình.
Hiện nay, người dân miền Tây phần lớn sử dụng ghe, thuyền bằng nhựa composite nên đoàn phim phải đặt đóng lại 50 thuyền gỗ ở Đồng Tháp, sau đó vận chuyển đến rừng Trà Sư để phục vụ quay cảnh phim.
Theo ông Trần Minh Trí - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (đơn vị quản lý và khai thác du lịch tại rừng Trà Sư), sau khi đoàn phim quay xong, đơn vị cố gắng giữ lại những phân cảnh trong phim, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Trà Sư đến du khách và bạn bè quốc tế. "Những nghệ nhân của đoàn phim đã làm việc cực kỳ sáng tạo để dựng lên hình ảnh cây cầu Kiều đầy nét hoài cổ", ông Trí chia sẻ.
Không chỉ được đoàn phim "Đất rừng phương Nam" chọn làm bối cảnh quay hình, trước đó từng có những đoàn làm phim, gameshow đến bấm máy tại khu vực rừng Trà Sư như phim Thất Sơn tâm linh, chương trình Đại chiến ẩm thực... Nơi đây dần trở thành một "phim trường lớn", được những người đam mê văn hóa, nghệ thuật quan tâm.
Năm 2020, Trà Sư được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi. Mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp cả ngàn lượt khách nội địa và quốc tế đến tham quan.
Rừng Trà Sư được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước, cùng thảm thực vật đa dạng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Nơi đây cũng được đánh giá là cánh rừng có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại vùng đồng bằng, là điểm đến cho các nhà nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.
Tại rừng tràm Trà Sư, du khách có thể di chuyển xuyên các cánh rừng bằng tàu máy hoặc xuồng chèo tay, với giá vé 50.000/khách mỗi loại. Ngoài ra, còn có dịch vụ đạp xe đạp xuyên bìa rừng, dã ngoại, cùng nhiều hoạt động lý tưởng. Theo đại diện Vivu Journeys (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), cùng với cơn sốt của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm tìm hiểu, đặt tour tham quan trải nghiệm.