“Ngọa hổ tàng long” (tiêu đề tiếng Anh là Crouching Tiger, hay Hidden Dragon) là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lý An và dàn diễn viên hạng A gồm Châu Nhuận Phát, Dương Tử Quỳnh, Chương Tử Di. Trong danh sách 10 phim kinh điển nhất thế giới trong 12 năm, từ năm 2000 đến 2012, tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn Ngọa hổ tàng long ở vị trí thứ 4. “Phải sống” (To live) của đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu được tôn vinh ở Liên hoan phim Cannes năm 1994, với sự diễn xuất tài tình của hai diễn viên Củng Lợi và Cát Ưu cũng là một bộ phim đáng để cho những ai nghiền phim phải xem. “Phải sống” được coi là cuốn phim ý nghĩa nhất của Trương Nghệ Mưu, được ca ngợi có giá trị về nghệ thuật cũng như về lịch sử xã hội. Bộ phim Nhật Bản đoạt giải Oscar 2009 cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất “Khởi hành” (Okuribito) có chủ đề khá mới lạ khi nói về một công việc kỳ lạ, mang tính truyền thống của người Nhật Bản – đó là nghề trang điểm cho người chết. Bộ phim mang lại những cảm xúc sâu sắc về tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng ẩn chứa trong mỗi đám tang là nhân, nghĩa, lế, hiếu.“Hoàng đế cuối cùng” (The Last Emperor) đã giành tổng cộng 9 giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, đồng thời là phim nước ngoài (Trung Quốc) cuối cùng cho đến nay giành giải Phim hay nhất trong lịch sử Oscar, là niềm tự hào của điện ảnh châu Á “Mẹ Ấn Ðộ” (Mother India) là một trong những bộ phim hàng bom tấn đầu tiên và còn được xem như Cuốn theo chiều gió kiểu Ấn Ðộ. Ðây cũng là bộ phim đầu tiên của Ấn Ðộ được đề cử Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất (1957). “Người tốt ở Tam Hiệp” (Still life) giành được giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice 2006, bộ phim dựa trên chất liệu thật là cuộc sống cơ cực của người dân sống ở con đập Tam Hiệp chắn ngang dòng sông Dương Tử. “Tâm trạng khi yêu” (In the mood for love) của đạo diễn Vương Gia Vệ cũng là một bộ phim châu Á đáng để xem. Phim đã mang về cho Lương Triều Vỹ giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2000.Bộ phim “The ballad of Narayama” của Nhật Bản được trình chiếu năm 1958 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền điện ảnh Nhật. Bộ phim kể về câu chuyện một làng quê ở Nhật hồi thế kỷ 19, nơi thực phẩm khan hiếm đến nỗi những người già 70 tuổi phải leo lên ngọn Narayama băng giá để tìm cái chết nhằm giúp gia đình họ bớt đi một miệng ăn. “Nhà tắm công cộng” (Shower) là một bộ phim của điện ảnh Trung Quốc mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Tờ New York Times từng bình như sau về bộ phim: “Một phim hài thuần khiết, trong trẻo nhưng không thể coi thường!...”. Phim được đề cử phim châu Á xuất sắc nhất của Giải thưởng điện ảnh Hong Kong. “Bao giờ cho đến tháng mười” của đạo diễn Ðặng Nhật Minh từng được đài CNN bầu chọn là những phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, rất đáng để những ai yêu phim theo dõi và ủng hộ điện ảnh nước nhà. Bộ phim là bức tranh đầy màu sắc về những vết thương của chiến tranh từ góc nhìn của một góa phụ trẻ. Bộ phim được phát hành trên toàn thế giới với tên The love doesn’t come back.
“Ngọa hổ tàng long” (tiêu đề tiếng Anh là Crouching Tiger, hay Hidden Dragon) là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn Lý An và dàn diễn viên hạng A gồm Châu Nhuận Phát, Dương Tử Quỳnh, Chương Tử Di. Trong danh sách 10 phim kinh điển nhất thế giới trong 12 năm, từ năm 2000 đến 2012, tạp chí Time của Mỹ đã bình chọn Ngọa hổ tàng long ở vị trí thứ 4.
“Phải sống” (To live) của đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu được tôn vinh ở Liên hoan phim Cannes năm 1994, với sự diễn xuất tài tình của hai diễn viên Củng Lợi và Cát Ưu cũng là một bộ phim đáng để cho những ai nghiền phim phải xem. “Phải sống” được coi là cuốn phim ý nghĩa nhất của Trương Nghệ Mưu, được ca ngợi có giá trị về nghệ thuật cũng như về lịch sử xã hội.
Bộ phim Nhật Bản đoạt giải Oscar 2009 cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất “Khởi hành” (Okuribito) có chủ đề khá mới lạ khi nói về một công việc kỳ lạ, mang tính truyền thống của người Nhật Bản – đó là nghề trang điểm cho người chết. Bộ phim mang lại những cảm xúc sâu sắc về tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng ẩn chứa trong mỗi đám tang là nhân, nghĩa, lế, hiếu.
“Hoàng đế cuối cùng” (The Last Emperor) đã giành tổng cộng 9 giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, đồng thời là phim nước ngoài (Trung Quốc) cuối cùng cho đến nay giành giải Phim hay nhất trong lịch sử Oscar, là niềm tự hào của điện ảnh châu Á
“Mẹ Ấn Ðộ” (Mother India) là một trong những bộ phim hàng bom tấn đầu tiên và còn được xem như Cuốn theo chiều gió kiểu Ấn Ðộ. Ðây cũng là bộ phim đầu tiên của Ấn Ðộ được đề cử Oscar phim nước ngoài xuất sắc nhất (1957).
“Người tốt ở Tam Hiệp” (Still life) giành được giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice 2006, bộ phim dựa trên chất liệu thật là cuộc sống cơ cực của người dân sống ở con đập Tam Hiệp chắn ngang dòng sông Dương Tử.
“Tâm trạng khi yêu” (In the mood for love) của đạo diễn Vương Gia Vệ cũng là một bộ phim châu Á đáng để xem. Phim đã mang về cho Lương Triều Vỹ giải nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes 2000.
Bộ phim “The ballad of Narayama” của Nhật Bản được trình chiếu năm 1958 đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền điện ảnh Nhật. Bộ phim kể về câu chuyện một làng quê ở Nhật hồi thế kỷ 19, nơi thực phẩm khan hiếm đến nỗi những người già 70 tuổi phải leo lên ngọn Narayama băng giá để tìm cái chết nhằm giúp gia đình họ bớt đi một miệng ăn.
“Nhà tắm công cộng” (Shower) là một bộ phim của điện ảnh Trung Quốc mang tầm ảnh hưởng quốc tế. Tờ New York Times từng bình như sau về bộ phim: “Một phim hài thuần khiết, trong trẻo nhưng không thể coi thường!...”. Phim được đề cử phim châu Á xuất sắc nhất của Giải thưởng điện ảnh Hong Kong.
“Bao giờ cho đến tháng mười” của đạo diễn Ðặng Nhật Minh từng được đài CNN bầu chọn là những phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại, rất đáng để những ai yêu phim theo dõi và ủng hộ điện ảnh nước nhà. Bộ phim là bức tranh đầy màu sắc về những vết thương của chiến tranh từ góc nhìn của một góa phụ trẻ. Bộ phim được phát hành trên toàn thế giới với tên The love doesn’t come back.