Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào ngoại ô Berlin vào tháng 4/1945, tâm trạng người vợ mới cưới mới của Hitler là Eva Braun chuyển từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn. Những lá thư mà Eva viết tại hầm trú ẩn, nơi cô cùng chồng và những người thân cận của ông cùng ẩn náu, cho mọi người thấy tâm trạng ngày càng tuyệt vọng của mình. Trong một lá thư cô viết ngày 19/4/1945 có nội dung: "Dù tiếng pháo nổ và bom rơi vẫn vọng trong hầm ngầm trú ẩn nhưng mình cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên cạnh chồng và mình tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi". Trong ảnh là hầm ngầm nơi Hitler sống những ngày cuối cùng bên người vợ mới cưới chưa được hai ngày.
Nhưng 3 ngày sau đó, khi Hồng quân Liên Xô tràn vào Thủ đô Berlin, bẻ gẫy hàng rào phòng ngự của quân Đức, tâm trạng của Eva hoàn toàn thay đổi. Cô viết: "Chúng ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng nhưng quả thật, mình sợ rằng cái kết thúc kinh hoàng đó đã đến rất gần rồi". Nội dung hai lá thư thể hiện sự thay đổi tâm trạng của Eva từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn.
Eva cũng viết những lá thư khác có nội dung rằng cô đã chuẩn bị cho cái chết và cảm thấy hoang mang không hiểu tại sao Chúa lại có thể để những chuyện như thế này xảy ra. Đức xuất bản cuốn sách trong đó có nội dung những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler – Eva viết trước khi tự sát. Hitler quyết định để sự tồn tại của Eva Braun trong vòng bí mật và người dân Đức không hề biết tới sự tồn tại của cô. Chỉ duy có những người thân cận của Hitler mới biết chuyện này. Nhà nghiên cứu lịch sử Anna Maria Sigmund cho biết: "Eva Braun phản ánh sự thay đổi của tâm trạng trong hầm ngầm bí mật trong 4 ngày từ hy vọng mơ hồ vào ngày 19/4 và dần chuyển sang tuyệt vọng vào ngày 22/4".
Hai vợ chồng Hitler chụp ảnh cùng những chú cún cưng.
Phóng viên chiến tranh kiểm tra chiếc ghế sofa dính máu trong khi một người khác đang cầm cây nến soi trên nền nhà để ghi lại những bằng chứng cho thấy Adolf Hitler tự sát trong hầm trú ẩn. William Vandivert là người chụp bức ảnh này cũng là nhiếp ảnh gia đầu tiên bước vào căn hầm trú ẩn của Hitler sau khi Berlin thất thủ. Eva Braun 33 tuổi cũng tự sát bên xác chồng, chỉ vài tiếng sau khi ông ta tự kết liễu cuộc đời bằng chất xyanua và bắn một phát đạn vào đầu. Những lá thư của Eva đã được tổng hợp và xuất bản trong một cuốn sách bằng tiếng Đức mang tên “Người phụ nữ của Đức Quốc xã”. Tác giả của cuốn sách là Anna Maria Sigmund, một nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên tìm hiểu về Đệ tam Quốc xã. Bà Sigmund cho biết, những lá thư tuyệt mệnh của Eva Braun viết khi ở trong hầm ngầm trú ẩn được gửi tới người bạn có tên Herta Schneider. Những lá thư này được đánh máy. Sau đó, các lỗi sai chính tả được chính Eva sửa lại bằng chữ viết tay. Theo bà Sigmund, các con của Herta Schneider đã đưa cho bà những lá thư này để bà có thể lưu giữ lại bản copy của chúng trước khi họ đem bán chúng cho nhà sưu tầm hiện vật lịch sử. Một trong những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler viết có nội dung cô đã cảm nhận được cái chết đang đến rất gần mình: “Gửi lời chào tới tất cả các bạn của tôi, tôi sẽ chết theo cách mà tôi đã sống. Điều đó chẳng có gì khó khăn. Các bạn đều hiểu điều đó”. Bà Sigmund hoàn toàn tin vào tình yêu bình thường tồn tại giữa Hitler và Eva. Tình yêu ấy giống như mối tình của những cặp tình nhân khác. “Cho dù Hitler là một con người đáng sợ như thế nào, tôi tin rằng ông ta cũng có mối tình như bao người khác với Eva Braun”, bà nhận định. Hitler hơn Eva 20 tuổi và hai người gặp nhau khi cô mới 17 tuổi. Họ quyết định gắn bó với nhau một vài năm trước khi chính thức kết hôn.
Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào ngoại ô Berlin vào tháng 4/1945, tâm trạng người vợ mới cưới mới của Hitler là Eva Braun chuyển từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn.
Những lá thư mà Eva viết tại hầm trú ẩn, nơi cô cùng chồng và những người thân cận của ông cùng ẩn náu, cho mọi người thấy tâm trạng ngày càng tuyệt vọng của mình.
Trong một lá thư cô viết ngày 19/4/1945 có nội dung: "Dù tiếng pháo nổ và bom rơi vẫn vọng trong hầm ngầm trú ẩn nhưng mình cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên cạnh chồng và mình tin rằng mọi thứ rồi sẽ ổn cả thôi". Trong ảnh là hầm ngầm nơi Hitler sống những ngày cuối cùng bên người vợ mới cưới chưa được hai ngày.
Nhưng 3 ngày sau đó, khi Hồng quân Liên Xô tràn vào Thủ đô Berlin, bẻ gẫy hàng rào phòng ngự của quân Đức, tâm trạng của Eva hoàn toàn thay đổi. Cô viết: "Chúng ta sẽ chiến đấu đến người cuối cùng nhưng quả thật, mình sợ rằng cái kết thúc kinh hoàng đó đã đến rất gần rồi".
Nội dung hai lá thư thể hiện sự thay đổi tâm trạng của Eva từ hy vọng mong manh sang tuyệt vọng hoàn toàn.
Eva cũng viết những lá thư khác có nội dung rằng cô đã chuẩn bị cho cái chết và cảm thấy hoang mang không hiểu tại sao Chúa lại có thể để những chuyện như thế này xảy ra.
Đức xuất bản cuốn sách trong đó có nội dung những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler – Eva viết trước khi tự sát.
Hitler quyết định để sự tồn tại của Eva Braun trong vòng bí mật và người dân Đức không hề biết tới sự tồn tại của cô. Chỉ duy có những người thân cận của Hitler mới biết chuyện này.
Nhà nghiên cứu lịch sử Anna Maria Sigmund cho biết: "Eva Braun phản ánh sự thay đổi của tâm trạng trong hầm ngầm bí mật trong 4 ngày từ hy vọng mơ hồ vào ngày 19/4 và dần chuyển sang tuyệt vọng vào ngày 22/4".
Hai vợ chồng Hitler chụp ảnh cùng những chú cún cưng.
Phóng viên chiến tranh kiểm tra chiếc ghế sofa dính máu trong khi một người khác đang cầm cây nến soi trên nền nhà để ghi lại những bằng chứng cho thấy Adolf Hitler tự sát trong hầm trú ẩn.
William Vandivert là người chụp bức ảnh này cũng là nhiếp ảnh gia đầu tiên bước vào căn hầm trú ẩn của Hitler sau khi Berlin thất thủ.
Eva Braun 33 tuổi cũng tự sát bên xác chồng, chỉ vài tiếng sau khi ông ta tự kết liễu cuộc đời bằng chất xyanua và bắn một phát đạn vào đầu.
Những lá thư của Eva đã được tổng hợp và xuất bản trong một cuốn sách bằng tiếng Đức mang tên “Người phụ nữ của Đức Quốc xã”. Tác giả của cuốn sách là Anna Maria Sigmund, một nhà nghiên cứu lịch sử, chuyên tìm hiểu về Đệ tam Quốc xã.
Bà Sigmund cho biết, những lá thư tuyệt mệnh của Eva Braun viết khi ở trong hầm ngầm trú ẩn được gửi tới người bạn có tên Herta Schneider.
Những lá thư này được đánh máy. Sau đó, các lỗi sai chính tả được chính Eva sửa lại bằng chữ viết tay.
Theo bà Sigmund, các con của Herta Schneider đã đưa cho bà những lá thư này để bà có thể lưu giữ lại bản copy của chúng trước khi họ đem bán chúng cho nhà sưu tầm hiện vật lịch sử.
Một trong những lá thư cuối cùng mà vợ Hitler viết có nội dung cô đã cảm nhận được cái chết đang đến rất gần mình: “Gửi lời chào tới tất cả các bạn của tôi, tôi sẽ chết theo cách mà tôi đã sống. Điều đó chẳng có gì khó khăn. Các bạn đều hiểu điều đó”.
Bà Sigmund hoàn toàn tin vào tình yêu bình thường tồn tại giữa Hitler và Eva. Tình yêu ấy giống như mối tình của những cặp tình nhân khác. “Cho dù Hitler là một con người đáng sợ như thế nào, tôi tin rằng ông ta cũng có mối tình như bao người khác với Eva Braun”, bà nhận định.
Hitler hơn Eva 20 tuổi và hai người gặp nhau khi cô mới 17 tuổi. Họ quyết định gắn bó với nhau một vài năm trước khi chính thức kết hôn.