Một nhóm nghiên cứu quốc tế mới tiết lộ thông tin gây sốc về mối liên hệ giữa vụ phun trào núi lửa lớn với sự sụp đổ Vương quốc Ptolemaic (305-30 TCN) của Nữ hoàng Cleopatra.Kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra những ngọn núi lửa chịu một phần trách nhiệm gây ra sự sụp đổ của Vương quốc Ptolemaic do nữ hoàng Ai Cập Cleopatra trị vì. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications.Các nhà khoa học căn cứ vào những tài liệu ghi chép thời điểm phun trào núi lửa trong quá khứ. Sau đó họ đối chiếu thông tin này với tài liệu nói về sự bất ổn của xã hội Ai Cập và lịch sử mực nước sông Nile thời cổ đại. Vào thời xưa, người Ai Cập phụ thuộc lớn vào sông Nile.Nhóm nghiên cứu đã phát hiện Ai Cập từng trải qua một vụ phun trào núi lửa khổng lồ vào năm 44 TCN.Vụ phun trào làm ảnh hưởng đến sự hình thành gió mùa ở châu Phi cũng như tác động trực tiếp đến sông Nile."Người Ai Cập cổ đại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lũ lụt sông Nile trong mùa hè để canh tác nông nghiệp. Sau vụ phun trào núi lửa, lũ lụt sông Nile giảm xuống trong nhiều năm dẫn đến bất ổn xã hội, gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, chính trị", Joseph Manning, tác giả chính của nghiên cứu tại ĐH Yale, Mỹ, cho biết.Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa trên đã giải phóng một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit (SO2) vào tầng bình lưu, tạo ra các hạt sol khí (aerosol) hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái đất.Do vậy, vụ phun trào núi lửa đã làm giảm lượng nước bốc hơi từ đại dương và giảm lượng nước mưa.Sự việc này dẫn đến nạn đói, bệnh dịch hạch và bất ổn xã hội xảy ra ở Ai Cập như các cuộc di cư hàng loạt đến các thành phố trong suốt thời gian xảy ra nạn đói.Đây được cho là nguyên nhân khiến quyền lực của nữ hoàng Cleopatra dần suy yếu trước khi sụp đổ.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế mới tiết lộ thông tin gây sốc về mối liên hệ giữa vụ phun trào núi lửa lớn với sự sụp đổ Vương quốc Ptolemaic (305-30 TCN) của Nữ hoàng Cleopatra.
Kết quả nghiên cứu của giới chuyên gia chỉ ra những ngọn núi lửa chịu một phần trách nhiệm gây ra sự sụp đổ của Vương quốc Ptolemaic do nữ hoàng Ai Cập Cleopatra trị vì. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature Communications.
Các nhà khoa học căn cứ vào những tài liệu ghi chép thời điểm phun trào núi lửa trong quá khứ. Sau đó họ đối chiếu thông tin này với tài liệu nói về sự bất ổn của xã hội Ai Cập và lịch sử mực nước sông Nile thời cổ đại. Vào thời xưa, người Ai Cập phụ thuộc lớn vào sông Nile.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện Ai Cập từng trải qua một vụ phun trào núi lửa khổng lồ vào năm 44 TCN.
Vụ phun trào làm ảnh hưởng đến sự hình thành gió mùa ở châu Phi cũng như tác động trực tiếp đến sông Nile.
"Người Ai Cập cổ đại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào lũ lụt sông Nile trong mùa hè để canh tác nông nghiệp. Sau vụ phun trào núi lửa, lũ lụt sông Nile giảm xuống trong nhiều năm dẫn đến bất ổn xã hội, gây ra những hậu quả xấu về kinh tế, chính trị", Joseph Manning, tác giả chính của nghiên cứu tại ĐH Yale, Mỹ, cho biết.
Theo các chuyên gia, vụ phun trào núi lửa trên đã giải phóng một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit (SO2) vào tầng bình lưu, tạo ra các hạt sol khí (aerosol) hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái đất.
Do vậy, vụ phun trào núi lửa đã làm giảm lượng nước bốc hơi từ đại dương và giảm lượng nước mưa.
Sự việc này dẫn đến nạn đói, bệnh dịch hạch và bất ổn xã hội xảy ra ở Ai Cập như các cuộc di cư hàng loạt đến các thành phố trong suốt thời gian xảy ra nạn đói.
Đây được cho là nguyên nhân khiến quyền lực của nữ hoàng Cleopatra dần suy yếu trước khi sụp đổ.