Vào đầu thế kỉ 20, các nhà thám hiểm nổi tiếng châu Âu như Sven Hedin , Albert von Le Coq và Aurel Stein đã thực hiện các chuyến khám phá tại những vùng hẻo lánh của châu Á. Kể từ đó, rất nhiều xác ướp đã được tìm thấy ở lưu vực hồ Tarim trên Con đường tơ lụa nổi tiếng, ngày nay nằm tại khu tự trị Tân Cương do Trung Quốc kiểm soát.Nhiều xác ướp trong số đó đang được trưng bày tại Bảo tàng Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Cơ thể của các xác ướp đã được bảo quản nguyên vẹn do điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt ở sa mạc Tây Tân Cương, dù làn da đã chuyển sang màu đen và khô sau nhiều thập niên được khai quật.
Điều đặc biệt nhất là các xác ướp có nhiều đặc điểm nhận dạng giống với người châu Âu như cơ thể cao lớn, mũi cao, da trắng, mái tóc có màu nâu hoặc đỏ, dài, xoăn hoặc bện lại. Quần áo các xác ướp mặc cũng làm từ loại vải có xuất xứ từ phương Tây.Nổi tiếng nhất trong số các xác ướp này là “Người đẹp Loulan”, một xác ướp còn nguyên vẹn có niên đại lâu đời nhất, cách đây 3.800 năm.
“Người đẹp Loulan” có mái tóc dài, xoăn phủ xuống bờ vai, xương gò má cao, mũi thẳng… Đó không phải là những đặc điểm nhận dạng của cư dân Trung Quốc thời xa xưa.Một xác ướp Tarim nổi tiếng khác được gọi là "Người đàn ông Cherchen", có niên đại muộn hơn và cũng được bảo tồn hoàn hảo.
Trên cơ thể "Người đàn ông Cherchen" có nhiều hình xăm và cả những vết khâu như dấu vết của một cuộc phẫu thuật, với các mũi khâu đều từ lông đuôi của ngựa. Xác ướp mặc một chiếc áo dài tay màu đỏ và quần kẻ sọc có cạp.
Không chỉ có xác ướp người trưởng thành, vùng hồ Tarim có cả những xác ướp hài nhi được mai táng cẩn thận.
Việc phát hiện ra các xác ướp Tarim đã gây nên cuộc tranh cãi dai dẳng về nguồn gốc của những cư dân cổ xưa ở khu vực Tân Cương giữa các học giả Trung Quốc và phương Tây. Năm 2007, nhà di truyền học nổi tiếng Jin Li đã thực hiện nghiên cứu trên các xác ướp Tarim dưới sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. Ông kết luận rằng một trong những xác ướp lâu đời nhất có dấu hiệu di truyền của người Đông Á và thậm chí là Nam Á. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ châu Âu tỏ ra không tin tưởng vào nghiên cứu này. Chuyên gia Victor Mair tin rằng, các xác ướp cổ xưa nhất có lẽ là thổ dân Tocharian, những người chăn nuôi da súc du mục sử dụng hệ ngôn ngữ Ấn - Âu. Họ đã di chuyển từ phía Tây qua Trung Á và dừng chân tại Tân Cương.
Có lẽ còn rất lâu, những ẩn số về xác ướp hồ Tarim mới có lời giải đáp xác đáng.
Vào đầu thế kỉ 20, các nhà thám hiểm nổi tiếng châu Âu như Sven Hedin , Albert von Le Coq và Aurel Stein đã thực hiện các chuyến khám phá tại những vùng hẻo lánh của châu Á. Kể từ đó, rất nhiều xác ướp đã được tìm thấy ở lưu vực hồ Tarim trên
Con đường tơ lụa nổi tiếng, ngày nay nằm tại khu tự trị Tân Cương do Trung Quốc kiểm soát.
Nhiều xác ướp trong số đó đang được trưng bày tại Bảo tàng Urumqi, thủ phủ Tân Cương. Cơ thể của các xác ướp đã được bảo quản nguyên vẹn do điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt ở sa mạc Tây Tân Cương, dù làn da đã chuyển sang màu đen và khô sau nhiều thập niên được khai quật.
Điều đặc biệt nhất là các xác ướp có nhiều đặc điểm nhận dạng giống với người châu Âu như cơ thể cao lớn, mũi cao, da trắng, mái tóc có màu nâu hoặc đỏ, dài, xoăn hoặc bện lại. Quần áo các xác ướp mặc cũng làm từ loại vải có xuất xứ từ phương Tây.
Nổi tiếng nhất trong số các xác ướp này là “Người đẹp Loulan”, một xác ướp còn nguyên vẹn có niên đại lâu đời nhất, cách đây 3.800 năm.
“Người đẹp Loulan” có mái tóc dài, xoăn phủ xuống bờ vai, xương gò má cao, mũi thẳng… Đó không phải là những đặc điểm nhận dạng của cư dân Trung Quốc thời xa xưa.
Một xác ướp Tarim nổi tiếng khác được gọi là "Người đàn ông Cherchen", có niên đại muộn hơn và cũng được bảo tồn hoàn hảo.
Trên cơ thể "Người đàn ông Cherchen" có nhiều hình xăm và cả những vết khâu như dấu vết của một cuộc phẫu thuật, với các mũi khâu đều từ lông đuôi của ngựa. Xác ướp mặc một chiếc áo dài tay màu đỏ và quần kẻ sọc có cạp.
Không chỉ có xác ướp người trưởng thành, vùng hồ Tarim có cả những xác ướp hài nhi được mai táng cẩn thận.
Việc phát hiện ra các xác ướp Tarim đã gây nên cuộc tranh cãi dai dẳng về nguồn gốc của những cư dân cổ xưa ở khu vực Tân Cương giữa các học giả Trung Quốc và phương Tây.
Năm 2007, nhà di truyền học nổi tiếng Jin Li đã thực hiện nghiên cứu trên các xác ướp Tarim dưới sự cho phép của chính phủ Trung Quốc. Ông kết luận rằng một trong những xác ướp lâu đời nhất có dấu hiệu di truyền của người Đông Á và thậm chí là Nam Á.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đến từ châu Âu tỏ ra không tin tưởng vào nghiên cứu này. Chuyên gia Victor Mair tin rằng, các xác ướp cổ xưa nhất có lẽ là thổ dân Tocharian, những người chăn nuôi da súc du mục sử dụng hệ ngôn ngữ Ấn - Âu. Họ đã di chuyển từ phía Tây qua Trung Á và dừng chân tại Tân Cương.
Có lẽ còn rất lâu, những ẩn số về xác ướp hồ Tarim mới có lời giải đáp xác đáng.