Tại các nước Âu - Mỹ, mỗi khi Giáng sinh đến, nhiều gia đình lại bày những bó trạng nguyên được trang trí cầu kỳ trong nhà. Tập quán này bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động được lưu truyền qua nhiều thế kỷ.Câu chuyện này bắt nguồn từ Mexico. Chuyện kể rằng, tại vùng nông thôn nọ ở đất nước Trung Mỹ có một cô bé tên là Maria (hoặc Pepita tùy phiên bản) và em trai Pablo. Hai chị em nhà rất nghèo nhưng luôn mong đợi đến lễ Giáng Sinh.Một năm nọ, khi Giáng sinh đã cận kề, ngoài phố đông tấp nập, không khí nhộn nhịp vui tươi, các buổi diễu hành diễn ra khắp các ngã đường... nhưng hai đứa trẻ yêu Giáng Sinh vẫn luôn buồn. Bởi lẽ, hai em không có tiền mua quà dâng lên Chúa Hài Đồng.Bần cùng bất đắc dĩ, Maria và Pablo đã phải hái một loài cây dại có lá lớn bên đường để làm quà dâng lên Chúa khi đến lễ nhà thờ. Dù bị những đứa trẻ khác trêu chọc, hai em vẫn quyết định đặt món quà xung quanh máng cỏ ở hang đá của nhà thờ.Kỳ diệu thay, từ những nhánh cây, lá xanh bắt đầu đổi thành những cánh hoa đỏ rực rỡ và máng cỏ của Chúa Hài Đồng nhanh chóng được bao bọc trong những bông hoa có hình dáng như ngôi sao.Có lẽ câu chuyện này khởi nguồn một thực tế rằng cây hoa trạng nguyên là loài cây bản địa ở Mexico. Loài hoa được các tín đồ ở miền đất mới dùng để trang trí Giáng sinh một thời gian dài trước khi du nhập vào châu Âu năm 1834.Ở Việt Nam, cây trạng nguyên du nhập vào thời thuộc địa và được trồng rất phổ biến do loài cây này cho hoa đỏ (thực chất là lá) rất đẹp, lại có thể nhân giống dễ dàng bằng giâm cành... Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.
Tại các nước Âu - Mỹ, mỗi khi Giáng sinh đến, nhiều gia đình lại bày những bó trạng nguyên được trang trí cầu kỳ trong nhà. Tập quán này bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động được lưu truyền qua nhiều thế kỷ.
Câu chuyện này bắt nguồn từ Mexico. Chuyện kể rằng, tại vùng nông thôn nọ ở đất nước Trung Mỹ có một cô bé tên là Maria (hoặc Pepita tùy phiên bản) và em trai Pablo. Hai chị em nhà rất nghèo nhưng luôn mong đợi đến lễ Giáng Sinh.
Một năm nọ, khi Giáng sinh đã cận kề, ngoài phố đông tấp nập, không khí nhộn nhịp vui tươi, các buổi diễu hành diễn ra khắp các ngã đường... nhưng hai đứa trẻ yêu Giáng Sinh vẫn luôn buồn. Bởi lẽ, hai em không có tiền mua quà dâng lên Chúa Hài Đồng.
Bần cùng bất đắc dĩ, Maria và Pablo đã phải hái một loài cây dại có lá lớn bên đường để làm quà dâng lên Chúa khi đến lễ nhà thờ. Dù bị những đứa trẻ khác trêu chọc, hai em vẫn quyết định đặt món quà xung quanh máng cỏ ở hang đá của nhà thờ.
Kỳ diệu thay, từ những nhánh cây, lá xanh bắt đầu đổi thành những cánh hoa đỏ rực rỡ và máng cỏ của Chúa Hài Đồng nhanh chóng được bao bọc trong những bông hoa có hình dáng như ngôi sao.
Có lẽ câu chuyện này khởi nguồn một thực tế rằng cây hoa trạng nguyên là loài cây bản địa ở Mexico. Loài hoa được các tín đồ ở miền đất mới dùng để trang trí Giáng sinh một thời gian dài trước khi du nhập vào châu Âu năm 1834.
Ở Việt Nam, cây trạng nguyên du nhập vào thời thuộc địa và được trồng rất phổ biến do loài cây này cho hoa đỏ (thực chất là lá) rất đẹp, lại có thể nhân giống dễ dàng bằng giâm cành...
Mời quý độc giả xem video: Ngỡ ngàng với cách "nấu cơm" của người châu Âu. Nguồn: VTV3.