Cỗ máy tính
thiên văn có niên đại 2.100 tuổi được trục vớt từ một con tàu đắm hơn
một thế kỷ trước được các nhà khoa học xác nhận là một siêu máy tính
thiên văn của thế giới cổ đại. Điều này cho thấy trình độ khoa học kỹ
thuật đỉnh cao của người Hy Lạp cổ đại.
Các nhà khoa
học đã sử dụng công nghệ của thế kỷ 21 để khám phá bên trong bề mặt của
cỗ máy có bánh răng bị hoen rỉ mang tên Antikythera. Nó được sản
xuất từ năm 150 đến năm 100 TCN, có 37 bánh răng và hai bề mặt hình đồng
hồ. Đằng trước và đằng sau của nó được gắn vào một hộp gỗ mỏng có kích
thước 31,5 x 19 x 10 cm. Cỗ máy là một bộ lịch 365 ngày, còn được khéo
léo thiết kế thêm cả năm nhuận cứ sau 4 năm. Một điểm đặc
biệt của cỗ máy Antikythera là nó có thể phỏng đoán vũ điệu của Mặt trời
và Mặt trăng trong hàng thập kỷ và tính toán khoảng cách giữa Mặt trăng
và Trái đất. Chưa một cỗ máy nào phức tạp như vậy được làm
ra trong ít nhất 1.000 năm nay. Thêm vào đó, cỗ
máy cũng đóng vai trò là một niên giám về các vì sao, cung cấp thời
điểm khi các ngôi sao lớn và các chòm sao của hoàng đạo Hy Lạp sẽ mọc
hay lặn. Nhưng điều ấn
tượng hơn nữa là một thiết bị có lỗ nhỏ mô tả sự di chuyển của Mặt
trăng. Điều này trước đó vẫn làm các nhà thiên văn học đau đầu trong
suốt hàng thế kỷ cho đến ngày nay. Phát hiện mới
đã khiến các nhà khoa học suy đoán có thể Hipparchos vĩ
đại, người vẽ nên danh sách các vì sao đầu tiên và viết về đường đi của
mặt trăng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, có góp tay vào việc thiết
kế cỗ máy này. Trong con thuyền đắm, người ta cũng phát hiện thấy những
đồng xu và các bình lọ đến từ Rhodes, nơi Hipparchos sinh sống. Vũ khí sinh học. Ngay
từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng các vi sinh vật gây độc hại
cho đối phương. Ném xác chết của những người mắc bệnh vì nhiễm vi trùng vào khu
vực đóng quân của đối phương là một trong những biện pháp làm tiêu
hao sinh lực địch.
Trong những năm
184 TCN, người ta sử dụng các lọ có chứa những con rắn độc ném vào
thuyền của đối phương. Thời Trung cổ, những nạn nhân bị chết do bệnh
dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học tấn công đối phương bằng cách
ném các xác chết nhiễm bệnh vào thành của quân địch. Phẫu thuật trong y học. Các nhà khoa
học tìm ra nhiều bằng chứng khảo cổ và lịch sử chứng minh cho việc sử
dụng các loại thuốc và phẫu thuật y học phức tạp trong thế giới cổ đại, trong đó có mật ong. Sản phẩm do những con ong tạo nên được thầy thuốc
thời đó sử dụng như chất khử trùng. Ngoài ra còn có cây kim ngân thường
dùng trong việc điều trị các vấn đề về lá lách.
Lông bờm ngựa
được dùng như chỉ khâu trong phẫu thuật, những chiếc kim nhỏ được dùng
trong phẫu thuật chỉnh hình và dòi dùng để làm sạch vết thương bởi chúng có khả năng “ăn” các tế bào chết.
Hệ thống các
phòng tắm hơi của Caracalla là một trong những thiết kế phức tạp và lớn
nhất được xây dựng ở thành Rome, Đế chế La Mã cổ đại. Dãy phòng tắm gồm
có cả các phòng tắm nóng và lạnh, một phòng thể dục thể thao và một
phòng giữ đồ. Phòng giữ đồ là nơi mà đồ đạc cá nhân của khách được trông
coi, bảo vệ bởi một nô lệ. Người La Mã cổ đại sử dụng năng lượng địa nhiệt gián tiếp để đun nước
nóng, sử dụng cho phòng tắm và để sưởi ấm. Thành phố như Pompeii có núi
lửa ở bên dưới đã sử dụng triệt để nguồn năng lượng này. Họ còn tạo ra cả bồn rửa mặt từ năm 200 trước Công nguyên. Lò sưởi trung tâm. Các nhà khảo cổ phát hiện ra sự xuất hiện của hệ thống lò sưởi
trung tâm tại nhiều thành phố thuộc nền văn minh La Mã cổ đại. Người La Mã biết
dẫn luồng khí nóng từ lò lửa đi qua khoảng trống dưới sàn nhà và đường
ống trong các bức tường và gọi nó là đường hầm
Hypocaust. Hệ thống
Hypocausts được sử dụng để sưởi ấm phòng tắm công cộng hay các dinh thự
riêng của giới quý tộc. Sàn nhà cũng được nâng lên cao hơn so với mặt đất
nhờ các cột trụ, được gọi là ngăn xếp pilae. Không gian còn lại bên
trong các bức tường sẽ được thiết kế khéo léo sao cho khí nóng và khói
từ các lò nung đi qua khu vực này rồi từ từ thoát ra theo đường ống khói
trên mái nhà. Tháp thông gió Ba Tư cổ đại. Người Ba Tư cổ đại là một trong những người “thợ” đầu tiên tạo ra tháp thông gió và hệ thống làm mát phức tạp nhất.
Vào thời kỳ đó, họ biết sử dụng kết hợp giữa sự chênh lệch áp suất không
khí, kết cấu định hướng và vận hành nước, những cấu trúc đón gió giúp
điều chỉnh nhiệt độ khắc nghiệt nhất của môi trường sa mạc thành những
nơi có nhiệt độ mát mẻ, giải tỏa những ngày nóng bức. Hệ thống ống nước. Vào
năm 400 trước Công nguyên, người Athen đã phát triển hệ thống bơm nước
cho các nhà tắm và vòi phun nước. Điều này cho thấy người cổ đại vô cùng
xuất chúng và tạo ra những thiết kế vượt bậc đến ngày nay vẫn còn được
sử dụng.
Sau này, các
nhà khảo cổ cũng tìm thấy hệ thống ống nước trong các di tích thuộc nền
văn minh Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Ba Tư và Trung Quốc. Theo phỏng
đoán của họ, việc phát triển các nhà tắm công cộng đã khiến nhu cầu quản
lý nước hiệu quả được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là việc xả chất
thải, giữ gìn vệ sinh chung ở những nơi đông người. Hệ thống cống dẫn nước trọng lực. Người
La Mã được biết đến là nơi sản sinh ra những con người tài năng xuất chúng, đi trước thời đại. Họ có nhiều công trình kiến trúc khổng lồ với
kỹ thuật cao như hệ thống cống dẫn nước sử dụng trọng lực để cung cấp
nước và thoát chất thải.
Những tuyến đường thủy là một trong những minh chứng cho việc dẫn nước
vào các mỏ, lò rèn, nhà máy và phòng tắm. Ngoài ra, nước còn được sử
dụng trong khai thác thủy lực, nghiền, rửa quặng và có khả năng dùng sức
nước để vận hành thiết bị nghiền nát quặng và quay bánh xe nước. Tháp Gió - là kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên bằng đá
cẩm thạch với chiều cao 12m. Đó là sự kết hợp hoàn hảo trong phong cách
thiết kế của cối xay gió, đồng hồ chạy bằng sức nước và một chiếc đồng
hồ mặt trời nằm trên đỉnh tháp có đĩa xoay để chỉ vị trí của Mặt trời so
với những chòm sao.
Các họa tiết trang trí trên Tháp Gió được điêu khắc một cách tinh xảo
bằng đá cẩm thạch trắng, được xem như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp
và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất
thế giới. Hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng Mặt trời. Kể
từ khi người Hy Lạp cổ đại bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu nguồn năng
lượng sống như nước, họ bắt đầu lên ý tưởng làm thế nào để thiết kế
tòa nhà nhằm tối đa hóa quá trình hấp thu nhiệt và duy trì trong suốt
những tháng mùa Đông.
Người dân thời kỳ đó bắt đầu xây dựng các tòa nhà theo hướng tiếp nhận
được nhiều ánh sáng Mặt trời nhất. Cuối cùng, họ còn tiến xa hơn thông
qua việc phát minh ra cửa kính lắp ở cửa sổ để giữ lại nhiệt nhiều hơn.
Cỗ máy tính
thiên văn có niên đại 2.100 tuổi được trục vớt từ một con tàu đắm hơn
một thế kỷ trước được các nhà khoa học xác nhận là một siêu máy tính
thiên văn của thế giới cổ đại. Điều này cho thấy trình độ khoa học kỹ
thuật đỉnh cao của người Hy Lạp cổ đại.
Các nhà khoa
học đã sử dụng công nghệ của thế kỷ 21 để khám phá bên trong bề mặt của
cỗ máy có bánh răng bị hoen rỉ mang tên Antikythera.
Nó được sản
xuất từ năm 150 đến năm 100 TCN, có 37 bánh răng và hai bề mặt hình đồng
hồ. Đằng trước và đằng sau của nó được gắn vào một hộp gỗ mỏng có kích
thước 31,5 x 19 x 10 cm. Cỗ máy là một bộ lịch 365 ngày, còn được khéo
léo thiết kế thêm cả năm nhuận cứ sau 4 năm.
Một điểm đặc
biệt của cỗ máy Antikythera là nó có thể phỏng đoán vũ điệu của Mặt trời
và Mặt trăng trong hàng thập kỷ và tính toán khoảng cách giữa Mặt trăng
và Trái đất. Chưa một cỗ máy nào phức tạp như vậy được làm
ra trong ít nhất 1.000 năm nay.
Thêm vào đó, cỗ
máy cũng đóng vai trò là một niên giám về các vì sao, cung cấp thời
điểm khi các ngôi sao lớn và các chòm sao của hoàng đạo Hy Lạp sẽ mọc
hay lặn.
Nhưng điều ấn
tượng hơn nữa là một thiết bị có lỗ nhỏ mô tả sự di chuyển của Mặt
trăng. Điều này trước đó vẫn làm các nhà thiên văn học đau đầu trong
suốt hàng thế kỷ cho đến ngày nay.
Phát hiện mới
đã khiến các nhà khoa học suy đoán có thể Hipparchos vĩ
đại, người vẽ nên danh sách các vì sao đầu tiên và viết về đường đi của
mặt trăng vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, có góp tay vào việc thiết
kế cỗ máy này. Trong con thuyền đắm, người ta cũng phát hiện thấy những
đồng xu và các bình lọ đến từ Rhodes, nơi Hipparchos sinh sống.
Vũ khí sinh học. Ngay
từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng các vi sinh vật gây độc hại
cho đối phương. Ném xác chết của những người mắc bệnh vì nhiễm vi trùng vào khu
vực đóng quân của đối phương là một trong những biện pháp làm tiêu
hao sinh lực địch.
Trong những năm
184 TCN, người ta sử dụng các lọ có chứa những con rắn độc ném vào
thuyền của đối phương. Thời Trung cổ, những nạn nhân bị chết do bệnh
dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học tấn công đối phương bằng cách
ném các xác chết nhiễm bệnh vào thành của quân địch.
Phẫu thuật trong y học. Các nhà khoa
học tìm ra nhiều bằng chứng khảo cổ và lịch sử chứng minh cho việc sử
dụng các loại thuốc và phẫu thuật y học phức tạp trong thế giới cổ đại, trong đó có mật ong. Sản phẩm do những con ong tạo nên được thầy thuốc
thời đó sử dụng như chất khử trùng. Ngoài ra còn có cây kim ngân thường
dùng trong việc điều trị các vấn đề về lá lách.
Lông bờm ngựa
được dùng như chỉ khâu trong phẫu thuật, những chiếc kim nhỏ được dùng
trong phẫu thuật chỉnh hình và dòi dùng để làm sạch vết thương bởi chúng có khả năng “ăn” các tế bào chết.
Hệ thống các
phòng tắm hơi của Caracalla là một trong những thiết kế phức tạp và lớn
nhất được xây dựng ở thành Rome, Đế chế La Mã cổ đại. Dãy phòng tắm gồm
có cả các phòng tắm nóng và lạnh, một phòng thể dục thể thao và một
phòng giữ đồ. Phòng giữ đồ là nơi mà đồ đạc cá nhân của khách được trông
coi, bảo vệ bởi một nô lệ.
Người La Mã cổ đại sử dụng năng lượng địa nhiệt gián tiếp để đun nước
nóng, sử dụng cho phòng tắm và để sưởi ấm. Thành phố như Pompeii có núi
lửa ở bên dưới đã sử dụng triệt để nguồn năng lượng này. Họ còn tạo ra cả bồn rửa mặt từ năm 200 trước Công nguyên.
Lò sưởi trung tâm. Các nhà khảo cổ phát hiện ra sự xuất hiện của hệ thống lò sưởi
trung tâm tại nhiều thành phố thuộc nền văn minh La Mã cổ đại. Người La Mã biết
dẫn luồng khí nóng từ lò lửa đi qua khoảng trống dưới sàn nhà và đường
ống trong các bức tường và gọi nó là đường hầm
Hypocaust.
Hệ thống
Hypocausts được sử dụng để sưởi ấm phòng tắm công cộng hay các dinh thự
riêng của giới quý tộc. Sàn nhà cũng được nâng lên cao hơn so với mặt đất
nhờ các cột trụ, được gọi là ngăn xếp pilae. Không gian còn lại bên
trong các bức tường sẽ được thiết kế khéo léo sao cho khí nóng và khói
từ các lò nung đi qua khu vực này rồi từ từ thoát ra theo đường ống khói
trên mái nhà.
Tháp thông gió Ba Tư cổ đại. Người Ba Tư cổ đại là một trong những người “thợ” đầu tiên tạo ra tháp thông gió và hệ thống làm mát phức tạp nhất.
Vào thời kỳ đó, họ biết sử dụng kết hợp giữa sự chênh lệch áp suất không
khí, kết cấu định hướng và vận hành nước, những cấu trúc đón gió giúp
điều chỉnh nhiệt độ khắc nghiệt nhất của môi trường sa mạc thành những
nơi có nhiệt độ mát mẻ, giải tỏa những ngày nóng bức.
Hệ thống ống nước. Vào
năm 400 trước Công nguyên, người Athen đã phát triển hệ thống bơm nước
cho các nhà tắm và vòi phun nước. Điều này cho thấy người cổ đại vô cùng
xuất chúng và tạo ra những thiết kế vượt bậc đến ngày nay vẫn còn được
sử dụng.
Sau này, các
nhà khảo cổ cũng tìm thấy hệ thống ống nước trong các di tích thuộc nền
văn minh Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Ba Tư và Trung Quốc. Theo phỏng
đoán của họ, việc phát triển các nhà tắm công cộng đã khiến nhu cầu quản
lý nước hiệu quả được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó là việc xả chất
thải, giữ gìn vệ sinh chung ở những nơi đông người.
Hệ thống cống dẫn nước trọng lực. Người
La Mã được biết đến là nơi sản sinh ra những con người tài năng xuất chúng, đi trước thời đại. Họ có nhiều công trình kiến trúc khổng lồ với
kỹ thuật cao như hệ thống cống dẫn nước sử dụng trọng lực để cung cấp
nước và thoát chất thải.
Những tuyến đường thủy là một trong những minh chứng cho việc dẫn nước
vào các mỏ, lò rèn, nhà máy và phòng tắm. Ngoài ra, nước còn được sử
dụng trong khai thác thủy lực, nghiền, rửa quặng và có khả năng dùng sức
nước để vận hành thiết bị nghiền nát quặng và quay bánh xe nước.
Tháp Gió - là kiến trúc được xây dựng từ thế kỷ thứ hai trước Công nguyên bằng đá
cẩm thạch với chiều cao 12m. Đó là sự kết hợp hoàn hảo trong phong cách
thiết kế của cối xay gió, đồng hồ chạy bằng sức nước và một chiếc đồng
hồ mặt trời nằm trên đỉnh tháp có đĩa xoay để chỉ vị trí của Mặt trời so
với những chòm sao.
Các họa tiết trang trí trên Tháp Gió được điêu khắc một cách tinh xảo
bằng đá cẩm thạch trắng, được xem như là đỉnh cao của nghệ thuật Hy Lạp
và được đánh giá như là một trong những công trình văn hóa vĩ đại nhất
thế giới.
Hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng Mặt trời. Kể
từ khi người Hy Lạp cổ đại bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu nguồn năng
lượng sống như nước, họ bắt đầu lên ý tưởng làm thế nào để thiết kế
tòa nhà nhằm tối đa hóa quá trình hấp thu nhiệt và duy trì trong suốt
những tháng mùa Đông.
Người dân thời kỳ đó bắt đầu xây dựng các tòa nhà theo hướng tiếp nhận
được nhiều ánh sáng Mặt trời nhất. Cuối cùng, họ còn tiến xa hơn thông
qua việc phát minh ra cửa kính lắp ở cửa sổ để giữ lại nhiệt nhiều hơn.