Đảo Spinalonga, Hy Lạp từng là nơi sinh sống của khoảng 400 người mắc bệnh hủi từ năm 1903. Tuy nhiên, nơi đây đóng cửa và không còn bệnh nhân nào sinh sống kể từ năm 1957. Đây là một thị trấn "ma" rùng rợn nổi tiếng thế giới.Ngày nay, du khách đến đảo Spinalonga có thể cảm nhận được sự cô lập, đau khổ mà bệnh nhân từng trải qua khi ở hòn đảo này.Thị trấn "ma" Pyramiden ở Svalbard, Na Uy từng là thị trấn khai thác mỏ than phát triển. Các công nhân Nga đã ở đây sinh sống và làm việc từ thập niên 1920. Tuy nhiên, đến năm 1998, người dân bỏ đi khi nguồn khai thác than cạn kiệt.Kể từ đó, thị trấn Pyramiden trở nên hoang vu, lạnh lẽo. Ít ai có thể tưởng tượng được rằng thị trấn ma quái rùng rợn này từng là nơi sinh sống của khoảng 1.200 người.Thị trấn Fordlandia ở Brazil do Henry Ford sở hữu kể từ năm 1928. Henry Ford mua khu đất này để trồng cao su, phục vụ việc sản xuất bánh xe cũng như xây dựng một thị trấn kiểu Mỹ để tuyên truyền văn hóa nước này với công nhân bản địa.Tuy nhiên, kế hoạch trên của Henry Ford thất bại khi gặp nhiều bất đồng giữa những người quản lý người Mỹ và công nhân bản địa hay dịch bệnh cây trồng. Sau khi bị bỏ hoang, nhiều tòa nhà bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, toát lên vẻ u ám, rùng rợn.Nhà tù Port Arthur ở Tasmania, Australia là một địa điểm du lịch hút khách. Nơi đây được cả thế giới biết đến khi 35 người thiệt mạng và khoảng 20 người bị thương trong vụ thảm sát tồi tệ vào tháng 4/1996.Đến năm 1877, nhà tù Port Arthur đóng cửa. Nơi đây được UNESCO công nhận di sản văn hóa của nhân loại năm 2010.Thị trấn Kolmanskop ở Namibia là một thị trấn ma quái rùng rợn. Nơi đây từng là thị trấn khai thác mỏ phát triển sầm uất ở sa mạc Namib kể từ năm 1908 khi các công nhân tìm thấy kim cương.Đến năm 1954, thị trấn Kolmanskop bị bỏ hoang, không còn một bóng người khi việc khai thác mỏ dần dần bị đình trệ khi các mỏ ngày càng cạn kiệt. Những ngôi nhà ở đây bị bỏ hoang hơn nửa thế kỷ qua và cát tràn vào qua các cánh cửa tạo nên cảnh quan độc đáo.
Đảo Spinalonga, Hy Lạp từng là nơi sinh sống của khoảng 400 người mắc bệnh hủi từ năm 1903. Tuy nhiên, nơi đây đóng cửa và không còn bệnh nhân nào sinh sống kể từ năm 1957. Đây là một thị trấn "ma" rùng rợn nổi tiếng thế giới.
Ngày nay, du khách đến đảo Spinalonga có thể cảm nhận được sự cô lập, đau khổ mà bệnh nhân từng trải qua khi ở hòn đảo này.
Thị trấn "ma" Pyramiden ở Svalbard, Na Uy từng là thị trấn khai thác mỏ than phát triển. Các công nhân Nga đã ở đây sinh sống và làm việc từ thập niên 1920. Tuy nhiên, đến năm 1998, người dân bỏ đi khi nguồn khai thác than cạn kiệt.
Kể từ đó, thị trấn Pyramiden trở nên hoang vu, lạnh lẽo. Ít ai có thể tưởng tượng được rằng thị trấn ma quái rùng rợn này từng là nơi sinh sống của khoảng 1.200 người.
Thị trấn Fordlandia ở Brazil do Henry Ford sở hữu kể từ năm 1928. Henry Ford mua khu đất này để trồng cao su, phục vụ việc sản xuất bánh xe cũng như xây dựng một thị trấn kiểu Mỹ để tuyên truyền văn hóa nước này với công nhân bản địa.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của Henry Ford thất bại khi gặp nhiều bất đồng giữa những người quản lý người Mỹ và công nhân bản địa hay dịch bệnh cây trồng. Sau khi bị bỏ hoang, nhiều tòa nhà bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng, toát lên vẻ u ám, rùng rợn.
Nhà tù Port Arthur ở Tasmania, Australia là một địa điểm du lịch hút khách. Nơi đây được cả thế giới biết đến khi 35 người thiệt mạng và khoảng 20 người bị thương trong vụ thảm sát tồi tệ vào tháng 4/1996.
Đến năm 1877, nhà tù Port Arthur đóng cửa. Nơi đây được UNESCO công nhận di sản văn hóa của nhân loại năm 2010.
Thị trấn Kolmanskop ở Namibia là một thị trấn ma quái rùng rợn. Nơi đây từng là thị trấn khai thác mỏ phát triển sầm uất ở sa mạc Namib kể từ năm 1908 khi các công nhân tìm thấy kim cương.
Đến năm 1954, thị trấn Kolmanskop bị bỏ hoang, không còn một bóng người khi việc khai thác mỏ dần dần bị đình trệ khi các mỏ ngày càng cạn kiệt. Những ngôi nhà ở đây bị bỏ hoang hơn nửa thế kỷ qua và cát tràn vào qua các cánh cửa tạo nên cảnh quan độc đáo.