Nhiều người trên thế giới biết đến bộ bài Tây với nhiều điều bí ẩn gây tò mò. Trong số này, đặc biệt nhất là lá bài K cơ. Đây là lá bài duy nhất trong 4 quân K khắc họa một vị vua không có ria.Lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa nhân vật có thật nào trong lịch sử là câu hỏi khiến nhiều người tò mò.Một số nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh trên lá bài K cơ chính là hình vẽ cách điệu về Charles Đại đế - vua của vương quốc Frank và sau này là hoàng đế La Mã.Trong 14 năm tại vị, Charles Đại đế hay còn gọi Charlemagne trở thành một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của nước Đức. Điều này xuất phát từ việc ông có công sát nhập thêm được nhiều lãnh thổ vào Đức thông qua những cuộc chiến tranh, chinh phục các vùng lãnh thổ ở châu Âu.Theo một số nghiên cứu lịch sử, Charles Đại đế tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt. Với những chiến dịch thành công, đế chế của Charles Đại đế trải dài hơn 1/2 lãnh thổ châu Âu.Từ đây, nhiều người cho rằng hình ảnh Charles Đại đế được khắc họa trên lá bài K cơ trong bộ bài Tây để mọi người nhớ đến cuộc đời huy hoàng của ông.Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa hình ảnh Alexander Đại đế. Ông là vua của đế quốc Marcedonia và làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn khác như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á…Là một nhà quân sự tài ba, Alexander Đại đế khiến người đời tiếc thương khi đột ngột qua đời lúc 33 tuổi.Tất cả chỉ là giả thuyết. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa Charles Đại đế hay Alexander Đại đế.Do vậy, giới nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những tư liệu, ghi chép cổ xưa để sớm giải mã bí ẩn này. Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Nhiều người trên thế giới biết đến bộ bài Tây với nhiều điều bí ẩn gây tò mò. Trong số này, đặc biệt nhất là lá bài K cơ. Đây là lá bài duy nhất trong 4 quân K khắc họa một vị vua không có ria.
Lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa nhân vật có thật nào trong lịch sử là câu hỏi khiến nhiều người tò mò.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh trên lá bài K cơ chính là hình vẽ cách điệu về Charles Đại đế - vua của vương quốc Frank và sau này là hoàng đế La Mã.
Trong 14 năm tại vị, Charles Đại đế hay còn gọi Charlemagne trở thành một trong những hoàng đế vĩ đại nhất của nước Đức. Điều này xuất phát từ việc ông có công sát nhập thêm được nhiều lãnh thổ vào Đức thông qua những cuộc chiến tranh, chinh phục các vùng lãnh thổ ở châu Âu.
Theo một số nghiên cứu lịch sử, Charles Đại đế tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt. Với những chiến dịch thành công, đế chế của Charles Đại đế trải dài hơn 1/2 lãnh thổ châu Âu.
Từ đây, nhiều người cho rằng hình ảnh Charles Đại đế được khắc họa trên lá bài K cơ trong bộ bài Tây để mọi người nhớ đến cuộc đời huy hoàng của ông.
Tuy nhiên, một quan điểm khác cho rằng, lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa hình ảnh Alexander Đại đế. Ông là vua của đế quốc Marcedonia và làm chủ nhiều vùng đất rộng lớn khác như Hy Lạp, Ai Cập, châu Á…
Là một nhà quân sự tài ba, Alexander Đại đế khiến người đời tiếc thương khi đột ngột qua đời lúc 33 tuổi.
Tất cả chỉ là giả thuyết. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn lá bài K cơ trong bộ bài Tây khắc họa Charles Đại đế hay Alexander Đại đế.
Do vậy, giới nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những tư liệu, ghi chép cổ xưa để sớm giải mã bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.