Theo thống kê từ Báo cáo Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1 triệu người trên thế giới mắc bệnh ung thư dạ dày mỗi năm, và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới. Ngoài tiền sử gia đình, tuổi tác và giới tính, ung thư dạ dày còn liên quan nhiều đến cuộc sống, công việc và nghỉ ngơi, thói quen ăn uống và sinh hoạt của mỗi người. (Ảnh minh họa)Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng phân tích yếu tố chính gây ra ung thư dạ dày và chỉ ra 7 kiểu người dễ mắc ung thư nhất do các thói quen ăn uống và sinh hoạt.1. Người có chế độ ăn nhiều muối: Theo một số nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có liên quan mật thiết đến thói quen và loại hình ăn uống, bao gồm chế độ ăn nhiều muối, thịt nướng hun khói và các sản phẩm chế biến ướp quá nhiều muối.Chế độ ăn này sẽ kích thích hoặc thậm chí phá hủy niêm mạc dạ dày, lặp đi lặp lại quá trình phá hủy và sửa chữa của tế bào sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Một khi việc sửa chữa không được hoàn thành nhưng vẫn ăn quá nhiều muối, muối sẽ gây hại trực tiếp cho các tế bào, điều này được cho là làm tăng mạnh tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.2. Người thường xuyên thức khuya và ăn đêm: Bình thường các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày được thay mới trung bình 2 đến 3 ngày và sẽ được thực hiện khi dạ dày nghỉ ngơi vào thời gian đi ngủ vào ban đêm.Nếu bạn thức khuya, dạ dày không được nghỉ ngơi, khả năng sửa chữa của các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày sẽ bị suy yếu, việc ăn đêm cũng giống như việc không để dạ dày được nghỉ ngơi, buộc nó phải tiết ra một lượng lớn axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Lâu ngày, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.3. Người nghiện thuốc lá, rượu và ma túy: Etanol trong rượu có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm cho dạ dày bị sung huyết, đôi khi có thể tự khỏi nhưng nghiện rượu lâu dài có thể tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính hoặc chứng khó tiêu, dần khiến dạ dày tổn thương, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.Bên cạnh đó, nicotin, hắc ín và các chất hóa học trong thuốc lá cũng có thể gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Tất cả những điều trên sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm từng chút một, đồng thời gián tiếp thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày.Ngoài ra, các thí nghiệm đã khẳng định một số loại thuốc có thể gây tổn thương dạ dày và gây viêm, loét dạ dày, ví dụ như aspirin vốn được dùng phổ biến để giảm đau, chống viêm và hạ sốt, nên tránh sử dụng hoặc lạm dụng lâu dài.4. Người nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn tiêu hoá: Một số nghiên cứu xác nhận rằng Helicobacter pylori có mối quan hệ không thể tách rời với ung thư dạ dày, và Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt nó vào loại đầu tiên gây ung thư.Trong số đó, những người nhiễm Helicobacter pylori, có bạn tình bị nhiễm, đầy hơi lâu ngày, khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng axit trong thời gian dài đều là những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, nên chủ động đi khám.5. Người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 đến 3 lần so với những người bình thường.Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, nguyên nhân có thể do điều kiện sống và thói quen ăn uống giống nhau, trong đó có nhiễm vi khuẩn Helicobacter, trong trường hợp sống chung.6: Người trung niên, cao tuổi: Độ tuổi dễ mắc ung thư dạ dày là 50 - 70 tuổi, đặc biệt sau 50 tuổi tăng mạnh, nam chiếm đa số. Nguyên nhân quan trọng nhất có thể là theo tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh viêm teo dạ dày mãn tính và chuyển sản niêm mạc dạ dày ruột tăng lên, ngoài ra tuổi càng cao thì khả năng bị co thắt dạ dày càng cao. Tuy vậy, cũng có trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày khi mới 12 tuổi.7: Người đã thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày: Nếu đã thực hiện cắt dạ dày trên diện rộng do các bệnh lành tính của đường tiêu hóa thì nguy cơ ung thư dạ dày ở phần dạ dày còn lại cao gấp 6 đến 7 lần so với người bình thường, đặc biệt là ở dạ dày và khớp nối tiếp ruột.Nguyên nhân chính được cho là do sau khi cắt bỏ một phần dạ dày, sẽ xuất hiện môi trường ít axit hoặc không có axit, điều này sẽ gián tiếp làm suy yếu cơ chế bảo vệ của dạ dày và làm teo dần niêm mạc dạ dày, dẫn đến vi khuẩn tha hồ sinh sôi nảy nở. Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. (Nguồn video: VTV1)
Theo thống kê từ Báo cáo Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 1 triệu người trên thế giới mắc bệnh ung thư dạ dày mỗi năm, và tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới. Ngoài tiền sử gia đình, tuổi tác và giới tính, ung thư dạ dày còn liên quan nhiều đến cuộc sống, công việc và nghỉ ngơi, thói quen ăn uống và sinh hoạt của mỗi người. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng phân tích yếu tố chính gây ra ung thư dạ dày và chỉ ra 7 kiểu người dễ mắc ung thư nhất do các thói quen ăn uống và sinh hoạt.
1. Người có chế độ ăn nhiều muối: Theo một số nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày có liên quan mật thiết đến thói quen và loại hình ăn uống, bao gồm chế độ ăn nhiều muối, thịt nướng hun khói và các sản phẩm chế biến ướp quá nhiều muối.
Chế độ ăn này sẽ kích thích hoặc thậm chí phá hủy niêm mạc dạ dày, lặp đi lặp lại quá trình phá hủy và sửa chữa của tế bào sẽ làm tăng nguy cơ ung thư. Một khi việc sửa chữa không được hoàn thành nhưng vẫn ăn quá nhiều muối, muối sẽ gây hại trực tiếp cho các tế bào, điều này được cho là làm tăng mạnh tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.
2. Người thường xuyên thức khuya và ăn đêm: Bình thường các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày được thay mới trung bình 2 đến 3 ngày và sẽ được thực hiện khi dạ dày nghỉ ngơi vào thời gian đi ngủ vào ban đêm.
Nếu bạn thức khuya, dạ dày không được nghỉ ngơi, khả năng sửa chữa của các tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày sẽ bị suy yếu, việc ăn đêm cũng giống như việc không để dạ dày được nghỉ ngơi, buộc nó phải tiết ra một lượng lớn axit dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Lâu ngày, niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
3. Người nghiện thuốc lá, rượu và ma túy: Etanol trong rượu có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm cho dạ dày bị sung huyết, đôi khi có thể tự khỏi nhưng nghiện rượu lâu dài có thể tiến triển thành viêm dạ dày mãn tính hoặc chứng khó tiêu, dần khiến dạ dày tổn thương, tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, nicotin, hắc ín và các chất hóa học trong thuốc lá cũng có thể gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Tất cả những điều trên sẽ khiến chức năng dạ dày bị suy giảm từng chút một, đồng thời gián tiếp thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, các thí nghiệm đã khẳng định một số loại thuốc có thể gây tổn thương dạ dày và gây viêm, loét dạ dày, ví dụ như aspirin vốn được dùng phổ biến để giảm đau, chống viêm và hạ sốt, nên tránh sử dụng hoặc lạm dụng lâu dài.
4. Người nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn tiêu hoá: Một số nghiên cứu xác nhận rằng Helicobacter pylori có mối quan hệ không thể tách rời với ung thư dạ dày, và Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt nó vào loại đầu tiên gây ung thư.
Trong số đó, những người nhiễm Helicobacter pylori, có bạn tình bị nhiễm, đầy hơi lâu ngày, khó tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng, sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng axit trong thời gian dài đều là những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, nên chủ động đi khám.
5. Người có tiền sử gia đình bị ung thư dạ dày: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao gấp 2 đến 3 lần so với những người bình thường.
Theo kết quả nghiên cứu hiện nay, nguyên nhân có thể do điều kiện sống và thói quen ăn uống giống nhau, trong đó có nhiễm vi khuẩn Helicobacter, trong trường hợp sống chung.
6: Người trung niên, cao tuổi: Độ tuổi dễ mắc ung thư dạ dày là 50 - 70 tuổi, đặc biệt sau 50 tuổi tăng mạnh, nam chiếm đa số. Nguyên nhân quan trọng nhất có thể là theo tuổi tác, tỷ lệ mắc bệnh viêm teo dạ dày mãn tính và chuyển sản niêm mạc dạ dày ruột tăng lên, ngoài ra tuổi càng cao thì khả năng bị co thắt dạ dày càng cao. Tuy vậy, cũng có trường hợp mắc bệnh ung thư dạ dày khi mới 12 tuổi.
7: Người đã thực hiện phẫu thuật cắt dạ dày: Nếu đã thực hiện cắt dạ dày trên diện rộng do các bệnh lành tính của đường tiêu hóa thì nguy cơ ung thư dạ dày ở phần dạ dày còn lại cao gấp 6 đến 7 lần so với người bình thường, đặc biệt là ở dạ dày và khớp nối tiếp ruột.
Nguyên nhân chính được cho là do sau khi cắt bỏ một phần dạ dày, sẽ xuất hiện môi trường ít axit hoặc không có axit, điều này sẽ gián tiếp làm suy yếu cơ chế bảo vệ của dạ dày và làm teo dần niêm mạc dạ dày, dẫn đến vi khuẩn tha hồ sinh sôi nảy nở.