Tiết canh là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, thói quen ăn món ăn ngày tết này nên từ bỏ bởi tiết canh tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe có thể đưa người ăn đến những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.Theo nghiên cứu, mỗi bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Chưa kể, nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội.Vài năm gần đây, số người mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh tươi sống ngày càng tăng. Khi một người bị nhiễm liên cầu lợn, diễn biến bệnh có thể xảy ra rất nhanh.Nem chua: Nem chua cũng là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào.Những vi sinh vật giúp nem chín phát triển trong nhiên liệu, trong lá gói. Những vi sinh vật này có hai nhóm có lợi và có hại. Quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.Theo các chuyên gia, trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây nguy hiểm sức khỏe con người. Do đó, ăn món này ở mức độ vừa phải, không nên ăn nhiều hay lạm dụng.Gỏi sống: Gỏi sống cũng là một món ăn khoái khẩu rất được ưa chuộng vào dịp Tết âm lịch. Cũng như nem chua, gỏi sống được chế biến từ thịt sống không trải qua quá trình gia nhiệt và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.3/4 dân số Việt Nam mắc các bệnh về giun sán mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc ăn các món tái, sống như gỏi cá, tiết canh, thịt bò tái...Ô mai bẩn: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. (Ảnh: Công an TPHCM).Mứt bẩn: Nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… (Ảnh: Thanh Niên).
Tiết canh là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt vào dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, thói quen ăn món ăn ngày tết này nên từ bỏ bởi tiết canh tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe có thể đưa người ăn đến những căn bệnh nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Theo nghiên cứu, mỗi bát tiết canh là một ổ bệnh với trên dưới 10 loại vi khuẩn gây hại cho con người. Chưa kể, nếu động vật bị nhiễm bệnh thì con số này sẽ tăng gấp bội.
Vài năm gần đây, số người mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh tươi sống ngày càng tăng. Khi một người bị nhiễm liên cầu lợn, diễn biến bệnh có thể xảy ra rất nhanh.
Nem chua: Nem chua cũng là món ăn truyền thống được nhiều người yêu thích. Nguyên liệu để làm nem chua là thịt sống lên men cùng một vài gia vị khác mà không trải qua bất kỳ công đoạn xử lý nhiệt nào.
Những vi sinh vật giúp nem chín phát triển trong nhiên liệu, trong lá gói. Những vi sinh vật này có hai nhóm có lợi và có hại. Quá trình lên men lactic sẽ giúp vi sinh vật có lợi phát triển và ức chế vi sinh vật có hại.
Theo các chuyên gia, trong nem chua có các loại vi khuẩn gây thối rữa, vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng như giun sán. Tuy bị ức chế không hoạt động được nhưng chúng không chết mà sẽ sinh sôi nảy nở khi gặp điều kiện thuận lợi, gây nguy hiểm sức khỏe con người. Do đó, ăn món này ở mức độ vừa phải, không nên ăn nhiều hay lạm dụng.
Gỏi sống: Gỏi sống cũng là một món ăn khoái khẩu rất được ưa chuộng vào dịp Tết âm lịch. Cũng như nem chua, gỏi sống được chế biến từ thịt sống không trải qua quá trình gia nhiệt và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
3/4 dân số Việt Nam mắc các bệnh về giun sán mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc ăn các món tái, sống như gỏi cá, tiết canh, thịt bò tái...
Ô mai bẩn: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. (Ảnh: Công an TPHCM).
Mứt bẩn: Nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… (Ảnh: Thanh Niên).