Tình trạng bé bị trớ khi bú và không phải do bị ốm, dị ứng hay có vấn đề sức khỏe thường sẽ giảm dần khi bé lớn. Tuy nhiên mẹ có thể làm giảm tình trạng trên bằng cách cho bé bú đúng cáchĐầu tiên mẹ cần lưu ý không để bé đói quá mới cho bú. Khi bé quá đói thường bú vội vàng và thường rất dễ bị sặc, đầy hơi và trớ sau đó. Hãy cho bé bú ở nơi yên tĩnh, tránh chỗ ồn ào. Không trêu đùa bé khi bú, bế bé bú ở tư thế thoải mái sẽ làm giảm trớ, nôn ọc sữa.Bé có thể bị trớ sặc do sữa về chảy quá nhanh, mẹ hãy dùng 2 ngón tay kẹp đầu ti để làm giảm dòng chảy của sữa giúp bé bú dễ dàng hơn.Sau khi cho con bú đừng xóc, đùa giỡn, hay ép bụng bé. Những việc làm đó rất dễ khiến bé bị trớ.Với những bé thường nôn ói, sặc khi uống thuốc, uống nước mẹ cần lưu ý không cho bé uống khi đang khóc.Khi cho bé uống thuốc hoặc nước hãy đổ vào hai bên mép và má, nước hoặc dung dịch thuốc sẽ từ từ chảy vào họng bé mà không hề bị sặc. Nếu bạn bơm vào chính giữa miệng nguy cơ sặc rất cao.Mẹ lưu ý tuyệt đối không có bịt mũi khi cho con uống thuốc...Khi con đang bị sặc, nôi ói hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên. Không dựng bé lên vì cách làm này có thể làm bé sặc vào đường thở và mệt mỏi hơn. Sau khi bé sặc và nôn xong nên cho bé uống chút nước và nghỉ ngơi một chút chứ không nên uống sữa, hoặc ăn ngay.Nếu bé đã lớn hãy cho bé tự uống thuốc, khi bé tự giác, chủ động uống sẽ giúp bé tránh bị sặc và nôn trớ thường gặp.
Tình trạng bé bị trớ khi bú và không phải do bị ốm, dị ứng hay có vấn đề sức khỏe thường sẽ giảm dần khi bé lớn. Tuy nhiên mẹ có thể làm giảm tình trạng trên bằng cách cho bé bú đúng cách
Đầu tiên mẹ cần lưu ý không để bé đói quá mới cho bú. Khi bé quá đói thường bú vội vàng và thường rất dễ bị sặc, đầy hơi và trớ sau đó.
Hãy cho bé bú ở nơi yên tĩnh, tránh chỗ ồn ào. Không trêu đùa bé khi bú, bế bé bú ở tư thế thoải mái sẽ làm giảm trớ, nôn ọc sữa.
Bé có thể bị trớ sặc do sữa về chảy quá nhanh, mẹ hãy dùng 2 ngón tay kẹp đầu ti để làm giảm dòng chảy của sữa giúp bé bú dễ dàng hơn.
Sau khi cho con bú đừng xóc, đùa giỡn, hay ép bụng bé. Những việc làm đó rất dễ khiến bé bị trớ.
Với những bé thường nôn ói, sặc khi uống thuốc, uống nước mẹ cần lưu ý không cho bé uống khi đang khóc.
Khi cho bé uống thuốc hoặc nước hãy đổ vào hai bên mép và má, nước hoặc dung dịch thuốc sẽ từ từ chảy vào họng bé mà không hề bị sặc. Nếu bạn bơm vào chính giữa miệng nguy cơ sặc rất cao.
Mẹ lưu ý tuyệt đối không có bịt mũi khi cho con uống thuốc...
Khi con đang bị sặc, nôi ói hãy cho bé nằm nghiêng sang một bên. Không dựng bé lên vì cách làm này có thể làm bé sặc vào đường thở và mệt mỏi hơn. Sau khi bé sặc và nôn xong nên cho bé uống chút nước và nghỉ ngơi một chút chứ không nên uống sữa, hoặc ăn ngay.
Nếu bé đã lớn hãy cho bé tự uống thuốc, khi bé tự giác, chủ động uống sẽ giúp bé tránh bị sặc và nôn trớ thường gặp.