Nghỉ hè, trẻ có nhiều thời gian bên gia đình, cùng người thân có những trải nghiệm thú vị. Vào năm học mới, thời gian biểu thay đổi khiến trẻ ít nhiều có cảm giác bỡ ngỡ. (Ảnh: Brightside)Lúc này, sự dẫn dắt của bố mẹ rất quan trọng, giúp trẻ vượt qua sự hoang mang khi thay đổi thói quen sinh hoạt. Ngược lại, mắc những sai lầm dưới đây, phụ huynh dễ khiến trẻ gặp khó khăn để thích nghi, gặp áp lực học đường ngay sau ngày khai giảng. Ảnh: FP.1. Thể hiện cảm xúc tiêu cực. Hầu hết trẻ nhỏ đều coi gia đình là không gian an toàn. Tạm rời sự chăm sóc của bố mẹ dễ khiến trẻ hoang mang. Thậm chí, nhiều trẻ chưa biết kiểm soát cảm xúc có thể khóc hoặc chống đối việc đến trường. Ảnh: Vecteezy.Hiểu được cảm xúc của con, nhiều mẹ không nỡ buông tay, khóc cùng con ngay trước cổng trường. Tuy nhiên, việc thể hiện cảm xúc này không được đánh giá cao. (Ảnh minh họa)Theo chuyên gia tâm lý, bố mẹ nên kiểm soát sự căng thẳng, lo lắng của bản thân. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ cảm nhận cảm xúc của người thân. Lúc này, bạn kiên định sẽ khiến trẻ vững tâm và học cách đối diện khó khăn một cách tích cực. (Ảnh minh họa)Kiên định không có nghĩa thờ ơ với cảm xúc của con. Bố mẹ hãy trấn an, nói câu “tạm biệt, hẹn gặp lại buổi chiều” với con. Tốt nhất, bạn nên cho con làm quen với môi trường học tập mới trước khi nhập học. Ảnh minh họa: VOCA.2. Để trẻ loay hoay với bài tập về nhà, tự quản lý thời gian. Dạy con tự lập rất quan trọng song bạn cần thực hiện có lộ trình. Thay vì để con tự “bơi” với bài tập, thời khóa biểu mới, bạn nên hướng dẫn con làm bài, cách quản lý thời gian. Sự hỗ trợ này sẽ giảm dần theo thời gian, có thể kết thúc sau 1 tuần, tùy vào khả năng của con. (Ảnh: Brightside)Không chỉ trẻ nhỏ, học sinh trung học cũng cần được giúp đỡ, giám sát đầu năm học. Dù bạn không phải là giáo viên chuyên nghiệp, sự đồng hành, hỗ trợ của bạn sẽ khiến con cái cảm thấy không bị cô lập. (Ảnh: Communalnews)3. Truyền cảm xúc tiêu cực đến con. Đồng hành cùng con, phụ huynh có thể lo lắng hơn cả trẻ nhỏ. Là người từng trải, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt trong lớp học thời gian đầu. Thực sự là sai lầm nếu bạn truyền sự lo lắng, áp lực này cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Brightside)Để không gây áp lực cho trẻ, phụ huynh nên chia sẻ những lo lắng với bạn bè, vợ hoặc chồng để tìm cách dẫn dắt con phù hợp. Kỳ vọng, cầu toàn quá mức vô tình trở thành gánh nặng cho con trẻ trong hành trình chinh phục kiến thức. (Ảnh: Brightside)4. Không mua đồ dùng học tập cần thiết. Nhiều cha mẹ cho rằng mình nắm rất rõ những dụng cụ cần thiết cho trẻ đến trường. Tuy nhiên, việc mua sắm nên xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của trẻ. Thiếu đồ dùng học tập, đồ dùng học tập không như mong muốn đôi khi khiến trẻ ngầm so sánh với bạn bè, thiếu đồ để học. Để tốt hơn, bạn nên tham khảo giáo viên của trẻ. (Ảnh: Brightside)5. Nhồi nhét lịch học cho con. Không ít phụ huynh bắt con học với cường độ cao để trang bị tốt hơn cho tương lai. Vậy nhưng, nhồi nhét lịch học dễ khiến trẻ kiệt sức. Học tập là việc cần thiết song trẻ nhỏ cũng giống người lớn, cần có thời gian để phục hồi năng lượng. Áp dụng lịch học khoa học giúp trẻ vừa học hỏi kiến thức, vừa có thời gian giải trí, học tập từ thực tế. (Ảnh: Brightside)6. Nói xấu giáo viên trước trẻ. Giáo viên và phụ huynh đôi khi sẽ có bất đồng quan điểm. Dù bất mãn thế nào, tuyệt đối không nói xấu giáo viên trước mặt trẻ. Trẻ có ý kiến riêng, những lời khó nghe đôi khi khiến trẻ căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc học của trẻ. (Ảnh: Brightside)Nghiên cứu cũng chỉ ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục trẻ. Vì vậy, bạn nên kiểm soát cảm xúc, duy trì mối quan hệ tốt với giáo viên. (Ảnh: Brightside) Mời độc giả xem thêm video: Khai giảng năm học mới 2021 - 2022: Một năm học đầy thách thức. (Nguồn video: VTV24)
Nghỉ hè, trẻ có nhiều thời gian bên gia đình, cùng người thân có những trải nghiệm thú vị. Vào năm học mới, thời gian biểu thay đổi khiến trẻ ít nhiều có cảm giác bỡ ngỡ. (Ảnh: Brightside)
Lúc này, sự dẫn dắt của bố mẹ rất quan trọng, giúp trẻ vượt qua sự hoang mang khi thay đổi thói quen sinh hoạt. Ngược lại, mắc những sai lầm dưới đây, phụ huynh dễ khiến trẻ gặp khó khăn để thích nghi, gặp áp lực học đường ngay sau ngày khai giảng. Ảnh: FP.
1. Thể hiện cảm xúc tiêu cực. Hầu hết trẻ nhỏ đều coi gia đình là không gian an toàn. Tạm rời sự chăm sóc của bố mẹ dễ khiến trẻ hoang mang. Thậm chí, nhiều trẻ chưa biết kiểm soát cảm xúc có thể khóc hoặc chống đối việc đến trường. Ảnh: Vecteezy.
Hiểu được cảm xúc của con, nhiều mẹ không nỡ buông tay, khóc cùng con ngay trước cổng trường. Tuy nhiên, việc thể hiện cảm xúc này không được đánh giá cao. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia tâm lý, bố mẹ nên kiểm soát sự căng thẳng, lo lắng của bản thân. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ cảm nhận cảm xúc của người thân. Lúc này, bạn kiên định sẽ khiến trẻ vững tâm và học cách đối diện khó khăn một cách tích cực. (Ảnh minh họa)
Kiên định không có nghĩa thờ ơ với cảm xúc của con. Bố mẹ hãy trấn an, nói câu “tạm biệt, hẹn gặp lại buổi chiều” với con. Tốt nhất, bạn nên cho con làm quen với môi trường học tập mới trước khi nhập học. Ảnh minh họa: VOCA.
2. Để trẻ loay hoay với bài tập về nhà, tự quản lý thời gian. Dạy con tự lập rất quan trọng song bạn cần thực hiện có lộ trình. Thay vì để con tự “bơi” với bài tập, thời khóa biểu mới, bạn nên hướng dẫn con làm bài, cách quản lý thời gian. Sự hỗ trợ này sẽ giảm dần theo thời gian, có thể kết thúc sau 1 tuần, tùy vào khả năng của con. (Ảnh: Brightside)
Không chỉ trẻ nhỏ, học sinh trung học cũng cần được giúp đỡ, giám sát đầu năm học. Dù bạn không phải là giáo viên chuyên nghiệp, sự đồng hành, hỗ trợ của bạn sẽ khiến con cái cảm thấy không bị cô lập. (Ảnh: Communalnews)
3. Truyền cảm xúc tiêu cực đến con. Đồng hành cùng con, phụ huynh có thể lo lắng hơn cả trẻ nhỏ. Là người từng trải, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt trong lớp học thời gian đầu. Thực sự là sai lầm nếu bạn truyền sự lo lắng, áp lực này cho trẻ nhỏ. (Ảnh: Brightside)
Để không gây áp lực cho trẻ, phụ huynh nên chia sẻ những lo lắng với bạn bè, vợ hoặc chồng để tìm cách dẫn dắt con phù hợp. Kỳ vọng, cầu toàn quá mức vô tình trở thành gánh nặng cho con trẻ trong hành trình chinh phục kiến thức. (Ảnh: Brightside)
4. Không mua đồ dùng học tập cần thiết. Nhiều cha mẹ cho rằng mình nắm rất rõ những dụng cụ cần thiết cho trẻ đến trường. Tuy nhiên, việc mua sắm nên xuất phát từ nhu cầu, mong muốn của trẻ. Thiếu đồ dùng học tập, đồ dùng học tập không như mong muốn đôi khi khiến trẻ ngầm so sánh với bạn bè, thiếu đồ để học. Để tốt hơn, bạn nên tham khảo giáo viên của trẻ. (Ảnh: Brightside)
5. Nhồi nhét lịch học cho con. Không ít phụ huynh bắt con học với cường độ cao để trang bị tốt hơn cho tương lai. Vậy nhưng, nhồi nhét lịch học dễ khiến trẻ kiệt sức. Học tập là việc cần thiết song trẻ nhỏ cũng giống người lớn, cần có thời gian để phục hồi năng lượng. Áp dụng lịch học khoa học giúp trẻ vừa học hỏi kiến thức, vừa có thời gian giải trí, học tập từ thực tế. (Ảnh: Brightside)
6. Nói xấu giáo viên trước trẻ. Giáo viên và phụ huynh đôi khi sẽ có bất đồng quan điểm. Dù bất mãn thế nào, tuyệt đối không nói xấu giáo viên trước mặt trẻ. Trẻ có ý kiến riêng, những lời khó nghe đôi khi khiến trẻ căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc học của trẻ. (Ảnh: Brightside)
Nghiên cứu cũng chỉ ra, mối quan hệ giữa cha mẹ và giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục trẻ. Vì vậy, bạn nên kiểm soát cảm xúc, duy trì mối quan hệ tốt với giáo viên. (Ảnh: Brightside)
Mời độc giả xem thêm video: Khai giảng năm học mới 2021 - 2022: Một năm học đầy thách thức. (Nguồn video: VTV24)