Khi mua sắm, nhiều phụ huynh cho rằng sản phẩm được giới thiệu thực phẩm “dành cho trẻ em” sẽ lành mạnh, phù hợp với trẻ em hơn. Thực tế, đây chỉ là khái niệm được các doanh nghiệp tạo ra nhằm mục đích tiếp thị. Có những thực phẩm không mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Đôi khi, chúng còn có thể khiến trẻ phát triển thói quen ăn uống không lành mạnh, gây hại sức khỏe. (Ảnh: Sohu, minh họa)Sữa trái cây, sữa chua dành cho trẻ em: Hiện nay, có nhiều sản phẩm sữa chua dành cho trẻ em được giới thiệu. Để kích thích trẻ, chúng được thiết kế bao bì in các nhân vật hoạt hình, thành phần chứa nhiều gia vị như đường, maltose, hương liệu để tạo độ ngọt, hương vị hấp dẫn.Trẻ nhỏ thường hảo ngọt. Những sản phẩm sữa, sữa chua nhiều đường khiến trẻ rất thích ăn. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ nạp lượng lớn đường vào cơ thể. Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khuyến cáo không thêm đường tự do vào thực phẩm, đồ uống cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bởi những tác hại sức khỏe mà chúng gây ra.Ngoài lượng đường lớn, lượng đạm trong sữa và sữa chua dành cho trẻ em đôi khi không cao, không tốt bằng sữa tươi và sữa chua thông thường.Nước tương trẻ em: Nhiều loại nước tương được giới thiệu “ít muối”, “ít natri” khiến phụ huynh tin dùng. Vậy nhưng nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng, bạn có thể thấy hàm lượng natri trong loại “nước tương dành cho trẻ em” không hề thấp.Thực tế, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên cho ăn muối. Trước 2 tuổi, lượng muối sử dụng được khuyến nghị không quá 1,5g mỗi ngày. Nhiều người lựa chọn dùng nước tương để tăng hương vị món ăn. Mặc dù món ăn hấp dẫn hơn song nó sẽ khiến phụ huynh lơ là việc kiểm soát lượng natri ăn vào.Phô mai trẻ em: Hầu hết "phô mai trẻ em" là phô mai đã qua chế biến, cần nhiều muối trong quá trình lên men. Dù được quảng cáo là có hàm lượng muối thấp, vị thanh nhẹ nhưng sự thực là hàm lượng muối trong chúng không hề nhỏ.Ngoài hàm lượng muối cao, phô mai đã qua chế biến còn có thể chứa nhiều đường và các chất phụ gia thực phẩm khác nhau nên không thích hợp cho bé ăn dặm.Ruốc thịt đóng hộp: Ruốc thịt giàu dinh dưỡng, không tốn nhiều thời gian chế biến nên nhiều mẹ bận rộn lựa chọn. Vậy nhưng bạn cần cảnh giác, những loại ruốc thịt này thường được nêm nhiều muối, đường và xì dầu để kích thích vị giác trẻ. Ăn ruốc thịt quá mặn hoặc quá ngọt đều không có lợi cho bé.Bít tết trẻ em: Li Chunrong, một khách mời đặc biệt chương trình "Bác sĩ Lĩnh Nam" của Đài truyền hình Quảng Đông, phó khoa Tăng trưởng và Phát triển của Bệnh viện Nhi Quảng Đông, từng chỉ ra rằng bít tết trẻ em có chứa nhiều bơ thực vật, muối. Nó không thích hợp cho trẻ em, tiêu thụ lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.Cụ thể, bác sĩ Li Chunrong nhấn mạnh lượng muối cao sẽ tạo gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong tương lai. Trẻ em từ 1-3 tuổi cần 700mg natri, trẻ từ 4-6 cần 900mg một ngày là đủ. Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec
Khi mua sắm, nhiều phụ huynh cho rằng sản phẩm được giới thiệu thực phẩm “dành cho trẻ em” sẽ lành mạnh, phù hợp với trẻ em hơn. Thực tế, đây chỉ là khái niệm được các doanh nghiệp tạo ra nhằm mục đích tiếp thị. Có những thực phẩm không mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ. Đôi khi, chúng còn có thể khiến trẻ phát triển thói quen ăn uống không lành mạnh, gây hại sức khỏe. (Ảnh: Sohu, minh họa)
Sữa trái cây, sữa chua dành cho trẻ em: Hiện nay, có nhiều sản phẩm sữa chua dành cho trẻ em được giới thiệu. Để kích thích trẻ, chúng được thiết kế bao bì in các nhân vật hoạt hình, thành phần chứa nhiều gia vị như đường, maltose, hương liệu để tạo độ ngọt, hương vị hấp dẫn.
Trẻ nhỏ thường hảo ngọt. Những sản phẩm sữa, sữa chua nhiều đường khiến trẻ rất thích ăn. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ nạp lượng lớn đường vào cơ thể. Được biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng khuyến cáo không thêm đường tự do vào thực phẩm, đồ uống cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi bởi những tác hại sức khỏe mà chúng gây ra.
Ngoài lượng đường lớn, lượng đạm trong sữa và sữa chua dành cho trẻ em đôi khi không cao, không tốt bằng sữa tươi và sữa chua thông thường.
Nước tương trẻ em: Nhiều loại nước tương được giới thiệu “ít muối”, “ít natri” khiến phụ huynh tin dùng. Vậy nhưng nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng, bạn có thể thấy hàm lượng natri trong loại “nước tương dành cho trẻ em” không hề thấp.
Thực tế, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên cho ăn muối. Trước 2 tuổi, lượng muối sử dụng được khuyến nghị không quá 1,5g mỗi ngày. Nhiều người lựa chọn dùng nước tương để tăng hương vị món ăn. Mặc dù món ăn hấp dẫn hơn song nó sẽ khiến phụ huynh lơ là việc kiểm soát lượng natri ăn vào.
Phô mai trẻ em: Hầu hết "phô mai trẻ em" là phô mai đã qua chế biến, cần nhiều muối trong quá trình lên men. Dù được quảng cáo là có hàm lượng muối thấp, vị thanh nhẹ nhưng sự thực là hàm lượng muối trong chúng không hề nhỏ.
Ngoài hàm lượng muối cao, phô mai đã qua chế biến còn có thể chứa nhiều đường và các chất phụ gia thực phẩm khác nhau nên không thích hợp cho bé ăn dặm.
Ruốc thịt đóng hộp: Ruốc thịt giàu dinh dưỡng, không tốn nhiều thời gian chế biến nên nhiều mẹ bận rộn lựa chọn. Vậy nhưng bạn cần cảnh giác, những loại ruốc thịt này thường được nêm nhiều muối, đường và xì dầu để kích thích vị giác trẻ. Ăn ruốc thịt quá mặn hoặc quá ngọt đều không có lợi cho bé.
Bít tết trẻ em: Li Chunrong, một khách mời đặc biệt chương trình "Bác sĩ Lĩnh Nam" của Đài truyền hình Quảng Đông, phó khoa Tăng trưởng và Phát triển của Bệnh viện Nhi Quảng Đông, từng chỉ ra rằng bít tết trẻ em có chứa nhiều bơ thực vật, muối. Nó không thích hợp cho trẻ em, tiêu thụ lâu dài ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Cụ thể, bác sĩ Li Chunrong nhấn mạnh lượng muối cao sẽ tạo gánh nặng cho thận và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trong tương lai. Trẻ em từ 1-3 tuổi cần 700mg natri, trẻ từ 4-6 cần 900mg một ngày là đủ.
Mời độc giả xem thêm video: Hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà. Nguồn video: Vinmec