Hội chứng ruột kích thích: Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích phát hiện ra các triệu chứng và dấu hiệu xấu hơn hoặc xảy ra thường xuyên hơn trong những khoảng thời gian căng thẳng. Chẳng hạn như trước khi đi thi hoặc tuần đầu tiên khi mới đi làm chỗ mới. Stress có thể làm các triệu chứng xấu đi nhưng không phải là thủ phạm chính. Tuy chưa xác định chính xác nhưng các nhà khoa học cho rằng hormone stress có thể khiến đường ruột nhạy cảm hơn với các kích thích nên gây tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, stress còn làm các cơ ruột dễ bị co rút lại, nhất là khi ở stress nặng. Kéo cơ: Không phải lúc nào nguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ cũng do đường ruột. Đôi khi chỉ đơn giản là cơ bụng bị kéo căng từ những hoạt động hàng ngày hoặc cử động đột ngột hay do tập Pilates. Chấn thương kiểu này sẽ khiến bụng bị đau rồi quặn lên. Trường hợp này nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước là sẽ đỡ. Táo bón: Táo bón gây ra những cơn đau ở nhiều đoạn ruột khác nhau. Chỗ đau hay thay đổi vị trí là vì cơ ruột kết co rút lại để đẩy phân cứng về phía trowcs. Khi chịu quá nhiều áp lực, ruột kết sưng lên và gây đau quặn. Để tránh táo bón nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ. Bệnh viêm ruột: Đây là một bệnh tự miễn trong đó các kháng thể tấn công vào chính đường ruột và gây loét, tiêu chảy (có thể) kèm theo máu và đau quặn bụng dưới. Căn bệnh kinh niên này phải điều trị tích cực (chủ yếu bằng kháng sinh) thì mới không tái phát. Rụng trứng: Cơn đau ở vùng bụng dưới có liên quan đến rụng trứng. Rất nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt đều có cùng điểm chung là cơ thể sản sinh hormone prostaglandins để đối phó với cơn đau. Hormone này gây co thắt tử cung và ruột. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau và giảm sản sinh prostaglandins. Ngoài ra còn có thể uống một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen để ngăn chặn prostaglandins. Đầy hơi: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây quặn bụng là đầy hơi, có thể là do vi khuẩn phát triển quá mạnh hoặc bạn “nín” xả hơi. Đầy hơi là một hiện tượng bình thường và phổ biến, khi bị đầy hơi thì nên “xả” để ruột kết không bị đau. Bệnh túi thừa: Rất nhiều phụ nữ bị đau bụng dưới và cho rằng đó là điều tự nhiên trong sản khoa. Nhưng hóa ra nhiều chị em bị bệnh túi thừa đại tràng nên không biết mình bị đau từ đường tiêu hóa chứ không phải từ các cơ quan sinh sản. Đau do túi thừa là đau ở bên trong đường tiêu hóa kèm theo sốt hoặc nôn nữa. Nếu bị nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn kiêng và uống kháng sinh. Nếu bị nặng có thể cần phải mổ.
Hội chứng ruột kích thích: Hầu hết những người bị hội chứng ruột kích thích phát hiện ra các triệu chứng và dấu hiệu xấu hơn hoặc xảy ra thường xuyên hơn trong những khoảng thời gian căng thẳng. Chẳng hạn như trước khi đi thi hoặc tuần đầu tiên khi mới đi làm chỗ mới. Stress có thể làm các triệu chứng xấu đi nhưng không phải là thủ phạm chính. Tuy chưa xác định chính xác nhưng các nhà khoa học cho rằng hormone stress có thể khiến đường ruột nhạy cảm hơn với các kích thích nên gây tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, stress còn làm các cơ ruột dễ bị co rút lại, nhất là khi ở stress nặng.
Kéo cơ: Không phải lúc nào nguyên nhân đau bụng dưới ở phụ nữ cũng do đường ruột. Đôi khi chỉ đơn giản là cơ bụng bị kéo căng từ những hoạt động hàng ngày hoặc cử động đột ngột hay do tập Pilates. Chấn thương kiểu này sẽ khiến bụng bị đau rồi quặn lên. Trường hợp này nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước là sẽ đỡ.
Táo bón: Táo bón gây ra những cơn đau ở nhiều đoạn ruột khác nhau. Chỗ đau hay thay đổi vị trí là vì cơ ruột kết co rút lại để đẩy phân cứng về phía trowcs. Khi chịu quá nhiều áp lực, ruột kết sưng lên và gây đau quặn. Để tránh táo bón nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.
Bệnh viêm ruột: Đây là một bệnh tự miễn trong đó các kháng thể tấn công vào chính đường ruột và gây loét, tiêu chảy (có thể) kèm theo máu và đau quặn bụng dưới. Căn bệnh kinh niên này phải điều trị tích cực (chủ yếu bằng kháng sinh) thì mới không tái phát.
Rụng trứng: Cơn đau ở vùng bụng dưới có liên quan đến rụng trứng. Rất nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt đều có cùng điểm chung là cơ thể sản sinh hormone prostaglandins để đối phó với cơn đau. Hormone này gây co thắt tử cung và ruột. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc tránh thai để giảm đau và giảm sản sinh prostaglandins. Ngoài ra còn có thể uống một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen để ngăn chặn prostaglandins.
Đầy hơi: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây quặn bụng là đầy hơi, có thể là do vi khuẩn phát triển quá mạnh hoặc bạn “nín” xả hơi. Đầy hơi là một hiện tượng bình thường và phổ biến, khi bị đầy hơi thì nên “xả” để ruột kết không bị đau.
Bệnh túi thừa: Rất nhiều phụ nữ bị đau bụng dưới và cho rằng đó là điều tự nhiên trong sản khoa. Nhưng hóa ra nhiều chị em bị bệnh túi thừa đại tràng nên không biết mình bị đau từ đường tiêu hóa chứ không phải từ các cơ quan sinh sản. Đau do túi thừa là đau ở bên trong đường tiêu hóa kèm theo sốt hoặc nôn nữa. Nếu bị nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi, ăn kiêng và uống kháng sinh. Nếu bị nặng có thể cần phải mổ.