Ôm ấp khi ngủ. Với trẻ sơ sinh, các con thường xuyên cảm thấy bất an. Chỉ khi ở bên mẹ bé mới thấy thân thuộc, yên tâm. Vỗ về bé là cần thiết, tuy nhiên ôm ấp ngay cả khi đi ngủ lại không được khuyến khích. Điều này vô tình khiến bé ngày càng ỷ lại vào mẹ, khóc lóc khi được người khác trông nom.Mặt khác, ôm ấp dỗ dành ban ngày các mẹ còn có thể cố. Vào ban đêm, đang trong giấc ngủ phải đứng dậy bế khắp nhà lại là cực hình. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý người mẹ, việc bế trẻ sơ sinh trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống bé.Cho con dùng sữa ban đêm. Các nhà nghiên cứu khẳng định, trẻ dùng sữa ban đêm không có lợi cho sự phát triển não bộ. Khi con chừng 6 tháng tuổi, các mẹ nên cân nhắc việc cai sữa ban đêm.Nếu con uống sữa ngoài, công cuộc pha sữa, rửa bình vô cùng bất tiện, làm gián đoạn giấc ngủ. Trường hợp trẻ bú mẹ trực tiếp cũng tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Cụ thể, nếu mẹ không đủ tỉnh táo, cho con bú nằm có thể khiến bé sặc sữa nguy hiểm. Mặt khác, việc uống sữa ban đêm cũng không có lợi cho sức khỏe răng miệng.Trùm đầu khi ngủ. Thời tiết lạnh giá, nhiều mẹ lầm tưởng lấy chăn trùm đầu cho con sẽ giữ ấm tối đa. Thực tế, trẻ phủ chăn thời gian dài khiến nồng độ carbon dioxide trong chăn ngày càng cao, nồng độ oxy thấp.Các nhà khoa học tin rằng, ngủ trong tình trạng thiếu oxy khiến chất lượng giấc ngủ giảm, dễ gặp ác mộng... không tốt cho sự phát triển thể chất của bé.Bật đèn khi ngủ. Việc thường xuyên phải thức dậy thay bỉm, pha sữa khiến nhiều mẹ để đèn cả đêm. Thế nhưng, kéo dài thói quen của cha mẹ khi ngủ này khiến bé quen với môi trường ánh sáng mới có thể đi vào giấc ngủ.Đáng nói, điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển thị giác cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, trẻ ngủ trong phòng tối có xác suất cận thị là 10%; ngủ trong phòng có đèn ngủ nhỏ có nguy cơ 34%. Trường hợp dùng đèn công suất lớn, trẻ có nguy cơ lên đến 55%.Tốt nhất, không nên bật đèn khi ngủ. Nếu không thể, hãy tận dụng một chiếc đèn thật mờ. Điều chỉnh đèn gần tầm với, chỉ khi cần mới bật lên.Ngủ trong môi trường yên tĩnh tuyệt đối. Yên tĩnh rất cần thiết song khó có thể tạo được môi trường yên tĩnh tuyệt đối, nhất là vào ban ngày. Thói quen ngủ này của cha mẹ lâu dần khiến bé khó có thể đi vào giấc ngủ ở những nơi ồn ào.Các nhà khoa học cũng khẳng định, yên ắng quá mức không có lợi cho giấc ngủ cũng như sự phát triển tính cách sau này của trẻ. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Thói quen buổi tối khiến bạn mất ngủ. Nguồn: Zingnews.
Ôm ấp khi ngủ. Với trẻ sơ sinh, các con thường xuyên cảm thấy bất an. Chỉ khi ở bên mẹ bé mới thấy thân thuộc, yên tâm. Vỗ về bé là cần thiết, tuy nhiên ôm ấp ngay cả khi đi ngủ lại không được khuyến khích. Điều này vô tình khiến bé ngày càng ỷ lại vào mẹ, khóc lóc khi được người khác trông nom.
Mặt khác, ôm ấp dỗ dành ban ngày các mẹ còn có thể cố. Vào ban đêm, đang trong giấc ngủ phải đứng dậy bế khắp nhà lại là cực hình. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý người mẹ, việc bế trẻ sơ sinh trong thời gian dài còn ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống bé.
Cho con dùng sữa ban đêm. Các nhà nghiên cứu khẳng định, trẻ dùng sữa ban đêm không có lợi cho sự phát triển não bộ. Khi con chừng 6 tháng tuổi, các mẹ nên cân nhắc việc cai sữa ban đêm.
Nếu con uống sữa ngoài, công cuộc pha sữa, rửa bình vô cùng bất tiện, làm gián đoạn giấc ngủ. Trường hợp trẻ bú mẹ trực tiếp cũng tiềm ẩn mối nguy sức khỏe. Cụ thể, nếu mẹ không đủ tỉnh táo, cho con bú nằm có thể khiến bé sặc sữa nguy hiểm. Mặt khác, việc uống sữa ban đêm cũng không có lợi cho sức khỏe răng miệng.
Trùm đầu khi ngủ. Thời tiết lạnh giá, nhiều mẹ lầm tưởng lấy chăn trùm đầu cho con sẽ giữ ấm tối đa. Thực tế, trẻ phủ chăn thời gian dài khiến nồng độ carbon dioxide trong chăn ngày càng cao, nồng độ oxy thấp.
Các nhà khoa học tin rằng, ngủ trong tình trạng thiếu oxy khiến chất lượng giấc ngủ giảm, dễ gặp ác mộng... không tốt cho sự phát triển thể chất của bé.
Bật đèn khi ngủ. Việc thường xuyên phải thức dậy thay bỉm, pha sữa khiến nhiều mẹ để đèn cả đêm. Thế nhưng, kéo dài thói quen của cha mẹ khi ngủ này khiến bé quen với môi trường ánh sáng mới có thể đi vào giấc ngủ.
Đáng nói, điều này hoàn toàn không tốt cho sự phát triển thị giác cũng như chất lượng giấc ngủ của trẻ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, trẻ ngủ trong phòng tối có xác suất cận thị là 10%; ngủ trong phòng có đèn ngủ nhỏ có nguy cơ 34%. Trường hợp dùng đèn công suất lớn, trẻ có nguy cơ lên đến 55%.
Tốt nhất, không nên bật đèn khi ngủ. Nếu không thể, hãy tận dụng một chiếc đèn thật mờ. Điều chỉnh đèn gần tầm với, chỉ khi cần mới bật lên.
Ngủ trong môi trường yên tĩnh tuyệt đối. Yên tĩnh rất cần thiết song khó có thể tạo được môi trường yên tĩnh tuyệt đối, nhất là vào ban ngày. Thói quen ngủ này của cha mẹ lâu dần khiến bé khó có thể đi vào giấc ngủ ở những nơi ồn ào.
Các nhà khoa học cũng khẳng định, yên ắng quá mức không có lợi cho giấc ngủ cũng như sự phát triển tính cách sau này của trẻ. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Thói quen buổi tối khiến bạn mất ngủ. Nguồn: Zingnews.