1. Thói quen nấu ăn luộc rau làm mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C bị hòa tan trong nước. Cách chế biến giữ được tối đa các chất có ích cho sức khỏe là hấp và đậy kín vung.2. Thói quen chế biến thịt, hải sản ở nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi protein bên trong, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên giảm nhiệt độ khi chế biến các món ăn trên. Bên cạnh đó, việc ướp gia vị trước khi chế biến cũng có tác dụng giảm thiểu các chất gây ung thư.3. Pha sữa vào nước trà. Nhiều người có thói quen pha sữa với trà, tuy nhiên sự kết hợp này rất có hại cho sức khỏe. Thêm sữa vào trà sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe tim mạch, thậm chí tăng cường chất xúc tác ảnh hưởng sức khỏe.4. Ăn hạt dẻ cười lột vỏ sẵn. Đây là loại hạt có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe với lượng calo và chất béo bên trong cực thấp. Tuy nhiên, những hạt dẻ cười đã lột vỏ sẵn lại không hề tốt, chúng chứa 1 hàm lượng calo gấp rất nhiều lần.5. Sữa và các sản phẩm từ sữa tách béo. Nhiều người được bác sỹ khuyến cáo là nên ăn những thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng không phải món ăn nào tách béo cũng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sữa. Sữa tách béo thường bổ sung 1 lượng đường lớn để người ăn dễ sử dụng. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa góp phần hỗ trợ cơ thể hấp thụ các axit béo thiết yếu, vitamin tan cần thiết.6. Rau bina tươi. Rau bina là nguyên liệu tuyệt vời cho món salad, tuy nhiên khi được nấu chín sẽ làm giảm axit oxalic không tốt cho sức khỏe, tăng khả năng hấp thụ vitamin A, E, protein, chất xơ và kẽm. 1 bí quyết để tăng khả năng hấp thụ chất sắt là nên kết hợp rau bina với các thực phẩm giàu vitamin C (quýt, cam).7. Chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ. Nếu bạn có thói quen chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ thì nên thay đổi bằng cách đợi khoảng 5 phút. Thời gian này là cần thiết để diễn ra quá trình chuyển đổi alliin với allicin trong tỏi, rất tốt cho sức khỏe. Điều đặc biệt là quá trình này chỉ diễn ra khi đã đập dập và băm nhỏ, vì vậy, nếu bạn chế biến luôn sẽ không đủ thời gian để phản ứng xảy ra.8. Ăn chuối riêng lẻ. Chuối luôn được các chuyên gia ca ngợi là siêu thực phẩm, nhưng đa phần mọi người đều chưa biết cách thưởng thức sao cho hấp thụ được tối ưu các chất dinh dưỡng. Nên ăn loại quả này kèm với 1 số chất béo tự nhiên như bơ lạc, bơ hạnh nhân để lượng đường cao trong chuối được chuyển hóa sẽ tốt hơn cho sức khỏe.9. Không ngâm đậu trước khi nấu. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là đậu rất thơm ngon, bổ dưỡng nên bạn có thể sử dụng chúng trong các món chính và cả bữa phụ. Tuy nhiên, bạn nên ngâm chúng qua đêm trước khi nấu. Nguyên nhân là do các loại hạt này chứa chất chống oxy hóa phytates, chất này khi liên kết với các vitamin và khoáng chất sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ chúng. Ngâm đậu qua đêm sẽ có tác dụng giải phóng bớt phytates và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.10. Thái lát dâu tây trước khi ăn. Dâu tây là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Tuy nhiên chất này rất nhạy cảm với ánh sáng và oxy. Vì vậy, khi thái lát dâu tây trước khi ăn sẽ làm vitamin C bị mất đi đáng kể.11. Bỏ vỏ táo. Vỏ táo rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, kiểm soát cholesterol hiệu quả. Bởi vậy, bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ táo để tránh bỏ lỡ hàm lượng chất dinh dưỡng lớn.
1. Thói quen nấu ăn luộc rau làm mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C bị hòa tan trong nước. Cách chế biến giữ được tối đa các chất có ích cho sức khỏe là hấp và đậy kín vung.
2. Thói quen chế biến thịt, hải sản ở nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi protein bên trong, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên giảm nhiệt độ khi chế biến các món ăn trên. Bên cạnh đó, việc ướp gia vị trước khi chế biến cũng có tác dụng giảm thiểu các chất gây ung thư.
3. Pha sữa vào nước trà. Nhiều người có thói quen pha sữa với trà, tuy nhiên sự kết hợp này rất có hại cho sức khỏe. Thêm sữa vào trà sẽ làm mất đi các chất có lợi cho sức khỏe tim mạch, thậm chí tăng cường chất xúc tác ảnh hưởng sức khỏe.
4. Ăn hạt dẻ cười lột vỏ sẵn. Đây là loại hạt có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe với lượng calo và chất béo bên trong cực thấp. Tuy nhiên, những hạt dẻ cười đã lột vỏ sẵn lại không hề tốt, chúng chứa 1 hàm lượng calo gấp rất nhiều lần.
5. Sữa và các sản phẩm từ sữa tách béo. Nhiều người được bác sỹ khuyến cáo là nên ăn những thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng không phải món ăn nào tách béo cũng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sữa. Sữa tách béo thường bổ sung 1 lượng đường lớn để người ăn dễ sử dụng. Bên cạnh đó, chất béo trong sữa góp phần hỗ trợ cơ thể hấp thụ các axit béo thiết yếu, vitamin tan cần thiết.
6. Rau bina tươi. Rau bina là nguyên liệu tuyệt vời cho món salad, tuy nhiên khi được nấu chín sẽ làm giảm axit oxalic không tốt cho sức khỏe, tăng khả năng hấp thụ vitamin A, E, protein, chất xơ và kẽm. 1 bí quyết để tăng khả năng hấp thụ chất sắt là nên kết hợp rau bina với các thực phẩm giàu vitamin C (quýt, cam).
7. Chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ. Nếu bạn có thói quen chế biến tỏi ngay sau khi đập dập, băm nhỏ thì nên thay đổi bằng cách đợi khoảng 5 phút. Thời gian này là cần thiết để diễn ra quá trình chuyển đổi alliin với allicin trong tỏi, rất tốt cho sức khỏe. Điều đặc biệt là quá trình này chỉ diễn ra khi đã đập dập và băm nhỏ, vì vậy, nếu bạn chế biến luôn sẽ không đủ thời gian để phản ứng xảy ra.
8. Ăn chuối riêng lẻ. Chuối luôn được các chuyên gia ca ngợi là siêu thực phẩm, nhưng đa phần mọi người đều chưa biết cách thưởng thức sao cho hấp thụ được tối ưu các chất dinh dưỡng. Nên ăn loại quả này kèm với 1 số chất béo tự nhiên như bơ lạc, bơ hạnh nhân để lượng đường cao trong chuối được chuyển hóa sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
9. Không ngâm đậu trước khi nấu. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là đậu rất thơm ngon, bổ dưỡng nên bạn có thể sử dụng chúng trong các món chính và cả bữa phụ. Tuy nhiên, bạn nên ngâm chúng qua đêm trước khi nấu. Nguyên nhân là do các loại hạt này chứa chất chống oxy hóa phytates, chất này khi liên kết với các vitamin và khoáng chất sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ chúng. Ngâm đậu qua đêm sẽ có tác dụng giải phóng bớt phytates và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
10. Thái lát dâu tây trước khi ăn. Dâu tây là loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C. Tuy nhiên chất này rất nhạy cảm với ánh sáng và oxy. Vì vậy, khi thái lát dâu tây trước khi ăn sẽ làm vitamin C bị mất đi đáng kể.
11. Bỏ vỏ táo. Vỏ táo rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, kiểm soát cholesterol hiệu quả. Bởi vậy, bạn nên rửa sạch và ăn cả vỏ táo để tránh bỏ lỡ hàm lượng chất dinh dưỡng lớn.