Mỗi nam thanh niên 27 tuổi chia sẻ, anh ta bị bệnh thích nhổ tóc, nghiện nhổ tóc điên cuồng. Khi nhổ tóc và cảm nhận được cảm giác lúc sợi tóc được rút ra khỏi ra đầu mình lại thấy khoan khoái, thư giãn, thỏa mãn vô cùng. Đặc biệt khi bị stress hay căng thẳng do công việc, càng nhổ được nhiều càng thích. Lúc đó, dường như mọi căng thẳng được giải tỏa hết. Vì thế cố mấy tôi cũng không dừng nhổ tóc được.Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng thì không ít bạn trẻ tới Viện sức khỏe tâm thần bệnh viện Bạch Mai điều trị vì nghiện nhổ lông tóc một cách điên cuồng khó dừng lại.Đó là dấu hiệu bệnh tâm thần, cụ thể là hội chứng Trichotillomania. Đây là dạng rối loạn kiểm soát ham muốn, một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng.Những người mắc hội chứng này thường bị thôi thúc nhổ đứt lông, tóc không thể kiềm chế được. Họ thường cảm thấy rất hưng phấn khi thực hiện hành động đó.Hội chứng Trichotillomania có thể mắc phải ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên thời điểm phát bệnh cao nhất ở tuổi từ 9 - 13 thời kỳ có những thay đổi lớn về tâm sinh lý cơ thể. Hội chứng này cũng có thể được kích hoạt khi bị trầm cảm hay stress.Các vùng lông tóc bị giật thông thường là da đầu, lông mi, lông mày, chân, cánh tay, mu bàn tay và lông vùng kín.Một số người mắc hội chứng Trichotillomania cho biết, ban đầu chỉ là thói quen nhẹ như xoắn tóc, vuốt lông mi, lông mày nhưng lâu dần tạo thành thói quen khó sửa, phải kéo và nhổ tóc thì mới dễ chịu.Khi đã phát bệnh, những thói quen này rất khó bỏ, thậm chí còn vượt quá tầm kiểm soát và hậu quả dẫn đến nhổ trụi cả tóc, lông mi, lông mày...Ngoài ra theo các chuyên gia tâm thần học, bên cạnh hội chứng Trichotillomania là giật tóc do ám ảnh thì một số người còn thích nhổ sau đó ăn tóc của mình. Những người đó mắc một hội chứng khác có tên Trichotillophagia đây là hội chứng giật và ăn lông tóc bản thân.Những người mắc bệnh Trichotillomania, không được điều trị kịp thời thì dễ “biến chứng” chuyển sang dạng Trichotillophagia. Và khi đã chuyển sang ăn tóc một cách bắt buộc có thể gây ra nhiều mối nguy cho cơ thể.Cực đoan nhất của hiện tượng này hình thành khối tóc khổng lồ kết lại trong dạ dày, làm giảm cân, đau bụng và buộc phải cấp cứu phẫu thuật.Cả hai hội chứng Trichotillomania và Trichotillophagia đều là căn bệnh hiếm gặp nên việc điều trị chỉ mang tính tình thế và rất khó chữa khỏi hoàn toàn.Hiện tại, mới chỉ có một số cách điều trị như nhận thức hành vi trị liệu, như thôi miên và dùng một số thuốc nhất định. Hoặc dùng những loại dược phẩm có tác dụng trấn an người bệnh và ngăn chặn sự thôi thúc giật tóc tuy nhiên nó cũng chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian.Người mắc bệnh có thể tái phát và tiếp tục nhổ tóc sau đó.
Mỗi nam thanh niên 27 tuổi chia sẻ, anh ta bị bệnh thích nhổ tóc, nghiện nhổ tóc điên cuồng. Khi nhổ tóc và cảm nhận được cảm giác lúc sợi tóc được rút ra khỏi ra đầu mình lại thấy khoan khoái, thư giãn, thỏa mãn vô cùng. Đặc biệt khi bị stress hay căng thẳng do công việc, càng nhổ được nhiều càng thích. Lúc đó, dường như mọi căng thẳng được giải tỏa hết. Vì thế cố mấy tôi cũng không dừng nhổ tóc được.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Dũng thì không ít bạn trẻ tới Viện sức khỏe tâm thần bệnh viện Bạch Mai điều trị vì nghiện nhổ lông tóc một cách điên cuồng khó dừng lại.
Đó là dấu hiệu bệnh tâm thần, cụ thể là hội chứng Trichotillomania. Đây là dạng rối loạn kiểm soát ham muốn, một dạng rối loạn tâm thần đặc trưng.
Những người mắc hội chứng này thường bị thôi thúc nhổ đứt lông, tóc không thể kiềm chế được. Họ thường cảm thấy rất hưng phấn khi thực hiện hành động đó.
Hội chứng Trichotillomania có thể mắc phải ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên thời điểm phát bệnh cao nhất ở tuổi từ 9 - 13 thời kỳ có những thay đổi lớn về tâm sinh lý cơ thể. Hội chứng này cũng có thể được kích hoạt khi bị trầm cảm hay stress.
Các vùng lông tóc bị giật thông thường là da đầu, lông mi, lông mày, chân, cánh tay, mu bàn tay và lông vùng kín.
Một số người mắc hội chứng Trichotillomania cho biết, ban đầu chỉ là thói quen nhẹ như xoắn tóc, vuốt lông mi, lông mày nhưng lâu dần tạo thành thói quen khó sửa, phải kéo và nhổ tóc thì mới dễ chịu.
Khi đã phát bệnh, những thói quen này rất khó bỏ, thậm chí còn vượt quá tầm kiểm soát và hậu quả dẫn đến nhổ trụi cả tóc, lông mi, lông mày...
Ngoài ra theo các chuyên gia tâm thần học, bên cạnh hội chứng Trichotillomania là giật tóc do ám ảnh thì một số người còn thích nhổ sau đó ăn tóc của mình. Những người đó mắc một hội chứng khác có tên Trichotillophagia đây là hội chứng giật và ăn lông tóc bản thân.
Những người mắc bệnh Trichotillomania, không được điều trị kịp thời thì dễ “biến chứng” chuyển sang dạng Trichotillophagia. Và khi đã chuyển sang ăn tóc một cách bắt buộc có thể gây ra nhiều mối nguy cho cơ thể.
Cực đoan nhất của hiện tượng này hình thành khối tóc khổng lồ kết lại trong dạ dày, làm giảm cân, đau bụng và buộc phải cấp cứu phẫu thuật.
Cả hai hội chứng Trichotillomania và Trichotillophagia đều là căn bệnh hiếm gặp nên việc điều trị chỉ mang tính tình thế và rất khó chữa khỏi hoàn toàn.
Hiện tại, mới chỉ có một số cách điều trị như nhận thức hành vi trị liệu, như thôi miên và dùng một số thuốc nhất định. Hoặc dùng những loại dược phẩm có tác dụng trấn an người bệnh và ngăn chặn sự thôi thúc giật tóc tuy nhiên nó cũng chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian.
Người mắc bệnh có thể tái phát và tiếp tục nhổ tóc sau đó.