Nhiều người Việt Nam đang sử dụng mì ăn liền chưa đúng cách. Ảnh: Notey.
Về điều này, TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam - khẳng định: “Mì ăn liền không bao giờ đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều chắc chắn sẽ suy dinh dưỡng”.
Theo TS Từ Ngữ, loại thực phẩm này chủ yếu là mì và gói làm mặn, bao gồm hương vị tôm/thịt kèm muối, bột ngọt.
Trong khi đó, nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn… Nếu chỉ ăn thực phẩm này, chúng ta sẽ thiếu các nhóm chất còn lại.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khuyến cáo thêm mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có chứa nhiều muối, đường và chất béo, đều không tốt cho sức khỏe.
Đánh giá mì ăn liền là đồ ăn tiện lợi, TS Từ Ngữ cho rằng có 2 lý do không nên ăn thực phẩm này là chúng thiếu chất dinh dưỡng và chứa nhiều phụ gia. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh là đa dạng và ưu tiên các thực phẩm tươi sống.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêu thụ mì ăn liền liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Bởi đây là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ.
“Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng mì ăn liền từ 1 đến 3 bữa, tối đa chỉ nên 5 bữa. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc bữa phụ. Các bữa khác cần ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”, TS Từ Ngữ tư vấn.
Người dân nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tôm, rau xanh bởi chúng cung cấp vitamin và chất xơ. Chuyên gia lưu ý người dân nên bỏ gói mỡ trong mì ăn liền thay bằng chất béo mỡ lợn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Nhiều người Việt Nam đang sử dụng mì ăn liền chưa đúng cách. Ảnh: Notey.
Về điều này, TS Từ Ngữ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam - khẳng định: “Mì ăn liền không bao giờ đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều chắc chắn sẽ suy dinh dưỡng”.
Theo TS Từ Ngữ, loại thực phẩm này chủ yếu là mì và gói làm mặn, bao gồm hương vị tôm/thịt kèm muối, bột ngọt.
Trong khi đó, nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý là ăn đủ bốn nhóm chất gồm bột đường, đạm, béo, khoáng chất và vitamin. Mì ăn liền có thành phần chính là bột lúa mì được xếp cùng nhóm cung cấp chất bột đường như cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn… Nếu chỉ ăn thực phẩm này, chúng ta sẽ thiếu các nhóm chất còn lại.
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng và tiết chế lâm sàng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khuyến cáo thêm mì ăn liền là thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có chứa nhiều muối, đường và chất béo, đều không tốt cho sức khỏe.
Đánh giá mì ăn liền là đồ ăn tiện lợi, TS Từ Ngữ cho rằng có 2 lý do không nên ăn thực phẩm này là chúng thiếu chất dinh dưỡng và chứa nhiều phụ gia. Nguyên tắc ăn uống lành mạnh là đa dạng và ưu tiên các thực phẩm tươi sống.
Chuyên gia này khuyến cáo người dân tuyệt đối không tiêu thụ mì ăn liền liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là trẻ em. Bởi đây là đối tượng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí tuệ.
“Mỗi tuần, chúng ta chỉ nên sử dụng mì ăn liền từ 1 đến 3 bữa, tối đa chỉ nên 5 bữa. Ngoài ra, bạn chỉ nên ăn chúng vào bữa sáng hoặc bữa phụ. Các bữa khác cần ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn”, TS Từ Ngữ tư vấn.
Người dân nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như thịt, trứng, tôm, rau xanh bởi chúng cung cấp vitamin và chất xơ. Chuyên gia lưu ý người dân nên bỏ gói mỡ trong mì ăn liền thay bằng chất béo mỡ lợn sẽ tốt hơn cho sức khỏe.