Thống kê cho thấy 85% bậc cha mẹ can thiệp vào việc ăn uống của trẻ dù trẻ còn nhỏ hay đã lớn như muốn trẻ ăn bằng hết, không được ăn hai lần hay bắt trẻ ăn thức ăn gì đó rồi mới được ăn tráng miệng. Đây là một sai lầm khi cho trẻ ăn uống vì mỗi trẻ đều có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn một cách tự nhiên. Khi muốn trẻ ăn nhiều hơn hay ít hơn, vô tình cha mẹ đang dạy trẻ không tin vào cơ thể của mình, ảnh hưởng đến sự tự điều chỉnh của trẻ. Rất nhiều tổ chức y tế lớn trên thế giới đều cho rằng cha mẹ chỉ nên quyết định trẻ ăn gì, khi nào và tại đâu, còn trẻ sẽ tự quyết định ăn bao nhiêu và có ăn hay không. Điều này không chỉ giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân và tự tin với việc ăn uống mà còn khiến thời gian ăn uống dễ chịu hơn, từ đó trẻ sẽ dần chấp nhận thức ăn theo khả năng của chúng. Một số trẻ hay nói với mẹ rằng mình đói và mẹ luôn khuyến khích trẻ ăn bất cứ thứ gì chúng thích và vào bất kỳ thời điểm nào hay tại đâu. Như vậy việc ăn uống không hề có nhịp điệu hoặc kết cấu. Điều này tạo cho trẻ hành vi ăn uống sai lầm vì thói quen chứ không phải vì đói. Trẻ có thể sẽ không thực sự hiểu được đói là như thế nào mà chỉ cần ăn thứ mình thích, dẫn đến khi vào bữa chính trẻ sẽ ăn quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến sự kiểm soát thức ăn của trẻ. Cha mẹ cần kết cấu cho bữa ăn chính và phụ tại những thời gian nhất định tại những nơi nhất định như bàn ăn hay trong bếp. Trẻ còn nhỏ cần ăn 2-3 tiếng/lần, trẻ lớn hơn 1 chút (tuổi mầm non) cần ăn 3-4 tiếng/lần và trẻ lớn hơn nữa 4 tiếng mới cần ăn một lần. Khi trẻ ăn quá ít tại bữa ăn chính cần nhắc cho trẻ nhớ bữa ăn tiếp theo sẽ là gì và không cho trẻ ăn vào giữa hai bữa đã định. Sai lầm của các bà mẹ là luôn phục vụ ăn uống theo các nhu cầu của con vì sợ con bị đói dù con bỏ bữa chính. Trẻ học ăn uống đa dạng theo tốc độ của riêng chúng. Nếu con không ăn món này mà mẹ đứng lên nấu ngay cho con món khác thì vô tình mẹ đã làm chậm tốc độ này của trẻ. Trong trường hợp này, mẹ cần thay đổi quan điểm đối với đồ ăn thức uống, cần làm cho trẻ biết rằng trẻ có thể đã có thể bắt đầu tập ăn món này món kia bằng cách chỉ nấu một bữa 1 món chính và làm thêm 1 hoặc 2 món khác mà trẻ dễ chấp nhận. Cha mẹ thường than phiền rằng trẻ không chịu ăn rau và lo sợ trẻ có thể sẽ bị thiếu những dưỡng chất quan trọng. Đây là một sai lầm vì khoảng 70% trẻ rất nhạy cảm với vị đắng có trong rau củ nhưng điều này sẽ giảm dần. Khi bị bắt ăn rau, trẻ có thể trở nên hoàn toàn không thích thay vì dần dần học cách thích món rau đó.Trẻ không nhất thiết phải ăn rau mới có đủ dưỡng chất vì ngoài rau ra thì trẻ vẫn đang ăn hoa quả và các loại thực phẩm khác. Điều này có nghĩa là cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn rau thường xuyên và theo nhiều cách chứ không được ép buộc trẻ. Khi không nắm được các giai đoạn phát triển của trẻ, nhiều cha mẹ luôn cho rằng một số hành vi bất thường của trẻ liên quan đến ăn uống là có vấn đề, chẳng hạn như trẻ không chịu “tè”, trẻ kén ăn, trẻ chỉ thích ăn đồ ăn của bạn…, từ đó cha mẹ xử trí không hợp lý. Mỗi trẻ có một giai đoạn phát triển riêng, trẻ từ 6-10 tháng đã có thể tự ăn, đây là lúc nên cho trẻ thử thức ăn phù hợp với độ tuổi. Sau 2 tuổi, quá trình phát triển chậm lại nên trẻ không cần ăn nhiều như cha mẹ nghĩ, vì vậy hãy cho trẻ thoải mái lựa chọn món ăn trong số những món được cho ăn…Dù hành động ra sao thì trẻ vẫn luôn cần cha mẹ bên cạnh để hướng dẫn và làm gương cho trẻ.
Thống kê cho thấy 85% bậc cha mẹ can thiệp vào việc ăn uống của trẻ dù trẻ còn nhỏ hay đã lớn như muốn trẻ ăn bằng hết, không được ăn hai lần hay bắt trẻ ăn thức ăn gì đó rồi mới được ăn tráng miệng. Đây là một sai lầm khi cho trẻ ăn uống vì mỗi trẻ đều có khả năng điều chỉnh lượng thức ăn một cách tự nhiên. Khi muốn trẻ ăn nhiều hơn hay ít hơn, vô tình cha mẹ đang dạy trẻ không tin vào cơ thể của mình, ảnh hưởng đến sự tự điều chỉnh của trẻ.
Rất nhiều tổ chức y tế lớn trên thế giới đều cho rằng cha mẹ chỉ nên quyết định trẻ ăn gì, khi nào và tại đâu, còn trẻ sẽ tự quyết định ăn bao nhiêu và có ăn hay không. Điều này không chỉ giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân và tự tin với việc ăn uống mà còn khiến thời gian ăn uống dễ chịu hơn, từ đó trẻ sẽ dần chấp nhận thức ăn theo khả năng của chúng.
Một số trẻ hay nói với mẹ rằng mình đói và mẹ luôn khuyến khích trẻ ăn bất cứ thứ gì chúng thích và vào bất kỳ thời điểm nào hay tại đâu. Như vậy việc ăn uống không hề có nhịp điệu hoặc kết cấu. Điều này tạo cho trẻ hành vi ăn uống sai lầm vì thói quen chứ không phải vì đói. Trẻ có thể sẽ không thực sự hiểu được đói là như thế nào mà chỉ cần ăn thứ mình thích, dẫn đến khi vào bữa chính trẻ sẽ ăn quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến sự kiểm soát thức ăn của trẻ.
Cha mẹ cần kết cấu cho bữa ăn chính và phụ tại những thời gian nhất định tại những nơi nhất định như bàn ăn hay trong bếp. Trẻ còn nhỏ cần ăn 2-3 tiếng/lần, trẻ lớn hơn 1 chút (tuổi mầm non) cần ăn 3-4 tiếng/lần và trẻ lớn hơn nữa 4 tiếng mới cần ăn một lần. Khi trẻ ăn quá ít tại bữa ăn chính cần nhắc cho trẻ nhớ bữa ăn tiếp theo sẽ là gì và không cho trẻ ăn vào giữa hai bữa đã định.
Sai lầm của các bà mẹ là luôn phục vụ ăn uống theo các nhu cầu của con vì sợ con bị đói dù con bỏ bữa chính. Trẻ học ăn uống đa dạng theo tốc độ của riêng chúng. Nếu con không ăn món này mà mẹ đứng lên nấu ngay cho con món khác thì vô tình mẹ đã làm chậm tốc độ này của trẻ.
Trong trường hợp này, mẹ cần thay đổi quan điểm đối với đồ ăn thức uống, cần làm cho trẻ biết rằng trẻ có thể đã có thể bắt đầu tập ăn món này món kia bằng cách chỉ nấu một bữa 1 món chính và làm thêm 1 hoặc 2 món khác mà trẻ dễ chấp nhận.
Cha mẹ thường than phiền rằng trẻ không chịu ăn rau và lo sợ trẻ có thể sẽ bị thiếu những dưỡng chất quan trọng. Đây là một sai lầm vì khoảng 70% trẻ rất nhạy cảm với vị đắng có trong rau củ nhưng điều này sẽ giảm dần. Khi bị bắt ăn rau, trẻ có thể trở nên hoàn toàn không thích thay vì dần dần học cách thích món rau đó.
Trẻ không nhất thiết phải ăn rau mới có đủ dưỡng chất vì ngoài rau ra thì trẻ vẫn đang ăn hoa quả và các loại thực phẩm khác. Điều này có nghĩa là cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn rau thường xuyên và theo nhiều cách chứ không được ép buộc trẻ.
Khi không nắm được các giai đoạn phát triển của trẻ, nhiều cha mẹ luôn cho rằng một số hành vi bất thường của trẻ liên quan đến ăn uống là có vấn đề, chẳng hạn như trẻ không chịu “tè”, trẻ kén ăn, trẻ chỉ thích ăn đồ ăn của bạn…, từ đó cha mẹ xử trí không hợp lý.
Mỗi trẻ có một giai đoạn phát triển riêng, trẻ từ 6-10 tháng đã có thể tự ăn, đây là lúc nên cho trẻ thử thức ăn phù hợp với độ tuổi. Sau 2 tuổi, quá trình phát triển chậm lại nên trẻ không cần ăn nhiều như cha mẹ nghĩ, vì vậy hãy cho trẻ thoải mái lựa chọn món ăn trong số những món được cho ăn…Dù hành động ra sao thì trẻ vẫn luôn cần cha mẹ bên cạnh để hướng dẫn và làm gương cho trẻ.