Các nhà khoa học Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 3 năm về tác động của việc chẩn đoán ung thư sai đối với bệnh nhân. Họ phát hiện ra rằng kết quả chẩn đoán ung thư sai có ảnh hưởng vô cùng lớn tới đời sống bệnh nhân, nó được ví như là một cuộc khủng hoảng trong cuộc sống và được so sánh ngang với việc mất đi người thân.Trong khi nhiều người có thể vượt qua được kết quả ung thư giả này một cách dễ dàng, với nhiều người, nó để lại một vết sẹo, nỗi ám ảnh trong suốt phần đời còn lại.Nó khiến bệnh nhân rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhiều người bị mất ngủ, ăn không ngon, trầm cảm, lo lắng, cáu gắt - những triệu chứng tâm lý y hệt như của bệnh nhân ung thư thật sự.Một chẩn đoán ung thư sai có thể khiến bệnh nhân thay đổi hoàn toàn niềm tin vào bản thân, vào người khác, vào cuộc sống.Nhiều người khi được tin mình bị bệnh ung thư đã xa lánh người thân và bạn bè vì không muốn làm gánh nặng cho họ, một dạng của phản ứng tự vệ.Và giờ, khi nhận được tin mình hoàn toàn không bị ung thư, họ lại phải đương đầu với cảm giác xấu hổ, có lỗi vì để người thân phải trải qua những cung bậc cảm xúc không đáng có.Thường những người này không chỉ gặp rắc rối về vấn đề tinh thần mà thậm chí họ có thể đối mặt với những rắc rối trong mối quan hệ tình cảm do những phản ứng tâm lý sau khi bị chẩn đoán sai.Ngoài ra, những bệnh nhân bị chẩn đoán sai còn luôn phải sống trong tâm trạng hồi hộp, sợ hãi, thiếu tự tin khi thấy bất cứ một dấu hiệu lạ trên cơ thể, hay mỗi khi phải đi gặp bác sĩ để thăm khám lại.
Các nhà khoa học Đan Mạch đã tiến hành nghiên cứu trong vòng 3 năm về tác động của việc chẩn đoán ung thư sai đối với bệnh nhân.
Họ phát hiện ra rằng kết quả chẩn đoán ung thư sai có ảnh hưởng vô cùng lớn tới đời sống bệnh nhân, nó được ví như là một cuộc khủng hoảng trong cuộc sống và được so sánh ngang với việc mất đi người thân.
Trong khi nhiều người có thể vượt qua được kết quả ung thư giả này một cách dễ dàng, với nhiều người, nó để lại một vết sẹo, nỗi ám ảnh trong suốt phần đời còn lại.
Nó khiến bệnh nhân rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nhiều người bị mất ngủ, ăn không ngon, trầm cảm, lo lắng, cáu gắt - những triệu chứng tâm lý y hệt như của bệnh nhân ung thư thật sự.
Một chẩn đoán ung thư sai có thể khiến bệnh nhân thay đổi hoàn toàn niềm tin vào bản thân, vào người khác, vào cuộc sống.
Nhiều người khi được tin mình bị bệnh ung thư đã xa lánh người thân và bạn bè vì không muốn làm gánh nặng cho họ, một dạng của phản ứng tự vệ.
Và giờ, khi nhận được tin mình hoàn toàn không bị ung thư, họ lại phải đương đầu với cảm giác xấu hổ, có lỗi vì để người thân phải trải qua những cung bậc cảm xúc không đáng có.
Thường những người này không chỉ gặp rắc rối về vấn đề tinh thần mà thậm chí họ có thể đối mặt với những rắc rối trong mối quan hệ tình cảm do những phản ứng tâm lý sau khi bị chẩn đoán sai.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị chẩn đoán sai còn luôn phải sống trong tâm trạng hồi hộp, sợ hãi, thiếu tự tin khi thấy bất cứ một dấu hiệu lạ trên cơ thể, hay mỗi khi phải đi gặp bác sĩ để thăm khám lại.