Kem tan mỡ: Kem tan mỡ có thể làm cho phần da bề mặt của bạn căng hơn trong thời gian ngắn, khiến phần mỡ trở nên khó nhìn thấy hơn, nhưng thực chất không thể ngấm đủ sâu để làm “tan” lượng mỡ này.Xịt khoáng: Xịt khoáng có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, nhưng đây không phải là phương pháp dưỡng ẩm da tốt nhất. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, các loại xịt khoáng có mùi hương có thể làm da bị kích ứng.Mặt nạ than hoạt tính: Than hoạt tính có thể hút các chất độc trong dạ dày, tuy nhiên chưa được chứng minh có tác dụng tương tự trên da. Một số sản phẩm như mặt nạ lột mụn thậm chí còn chứa thành phần gây hại.Kem mắt: Kem mắt chứa vitamin C hoặc hydroquinone có thể làm sáng sắc tố da dưới mắt, nhưng không thể làm mờ quầng thâm ở các vùng mạch máu sát bề mặt da.Dầu trị mụn tự nhiên: Bơ cacao, bơ hạt mỡ và dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da tốt. Tuy vậy, các sản phẩm này có tính dầu, do đó không nên sử dụng trên mặt vì chúng có thể gây tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn tệ hơn.Mát-xa mặt: Mát-xa mặt có thể khiến bạn dễ chịu, nhưng không đem lại hiệu quả cho da. Nếu da bạn có mụn, nên tránh mát-xa mặt vì nếu người mát-xa nặn mụn, da bạn sẽ xuất hiện vết thâm kéo dài hàng tháng.Viên bổ sung vitamin: Vitamin A, C, E và B3 rất tốt cho da. Tuy nhiên các viên bổ sung vitamin chỉ cho hiệu quả nếu cơ thể bạn đang thiếu vitamin. Nếu chế độ ăn uống của bạn đã đầy đủ các chất này, việc dùng viên bổ sung vitamin là không cần thiết.Tẩy da chết ở mặt: Da mặt tự loại bỏ các tế bào chết. Nếu bạn tẩy da chết mặt quá thường xuyên, bạn có thể loại bỏ mất cả lớp ẩm tự nhiên của da, khiến da bị khô. Chà xát quá mạnh cũng có thể gây kích ứng, đặc biệt đối với da mụn.Kem trị vết rạn: Các vết rạn hình thành khi bạn bạn mang bầu hoặc phát triển nhanh về thể chất. Đây là các vết sẹo vĩnh viễn, do đó các loại kem, dầu hay gel khó có thể loại bỏ được chúng.Vitamin E trị sẹo: Cơ thể cần vitamin E để bảo vệ tế bào, tuy nhiên việc thoa vitamin E lên vết sẹo không làm cho chúng biến mất. Thay vì dùng ngoài da, hãy bổ sung vitamin E qua đường ăn uống.Giấm táo để xóa nốt ruồi: Giấm táo có tính axit, nên nếu bạn dùng nó để tẩy nốt ruồi, giấm táo có thể làm bỏng da hoặc để lại sẹo. Giấm táo còn có thể gây kích ứng da đối với người bị bệnh chàm.
Kem tan mỡ: Kem tan mỡ có thể làm cho phần da bề mặt của bạn căng hơn trong thời gian ngắn, khiến phần mỡ trở nên khó nhìn thấy hơn, nhưng thực chất không thể ngấm đủ sâu để làm “tan” lượng mỡ này.
Xịt khoáng: Xịt khoáng có thể giúp bạn cảm thấy sảng khoái, nhưng đây không phải là phương pháp dưỡng ẩm da tốt nhất. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, các loại xịt khoáng có mùi hương có thể làm da bị kích ứng.
Mặt nạ than hoạt tính: Than hoạt tính có thể hút các chất độc trong dạ dày, tuy nhiên chưa được chứng minh có tác dụng tương tự trên da. Một số sản phẩm như mặt nạ lột mụn thậm chí còn chứa thành phần gây hại.
Kem mắt: Kem mắt chứa vitamin C hoặc hydroquinone có thể làm sáng sắc tố da dưới mắt, nhưng không thể làm mờ quầng thâm ở các vùng mạch máu sát bề mặt da.
Dầu trị mụn tự nhiên: Bơ cacao, bơ hạt mỡ và dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da tốt. Tuy vậy, các sản phẩm này có tính dầu, do đó không nên sử dụng trên mặt vì chúng có thể gây tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn tệ hơn.
Mát-xa mặt: Mát-xa mặt có thể khiến bạn dễ chịu, nhưng không đem lại hiệu quả cho da. Nếu da bạn có mụn, nên tránh mát-xa mặt vì nếu người mát-xa nặn mụn, da bạn sẽ xuất hiện vết thâm kéo dài hàng tháng.
Viên bổ sung vitamin: Vitamin A, C, E và B3 rất tốt cho da. Tuy nhiên các viên bổ sung vitamin chỉ cho hiệu quả nếu cơ thể bạn đang thiếu vitamin. Nếu chế độ ăn uống của bạn đã đầy đủ các chất này, việc dùng viên bổ sung vitamin là không cần thiết.
Tẩy da chết ở mặt: Da mặt tự loại bỏ các tế bào chết. Nếu bạn tẩy da chết mặt quá thường xuyên, bạn có thể loại bỏ mất cả lớp ẩm tự nhiên của da, khiến da bị khô. Chà xát quá mạnh cũng có thể gây kích ứng, đặc biệt đối với da mụn.
Kem trị vết rạn: Các vết rạn hình thành khi bạn bạn mang bầu hoặc phát triển nhanh về thể chất. Đây là các vết sẹo vĩnh viễn, do đó các loại kem, dầu hay gel khó có thể loại bỏ được chúng.
Vitamin E trị sẹo: Cơ thể cần vitamin E để bảo vệ tế bào, tuy nhiên việc thoa vitamin E lên vết sẹo không làm cho chúng biến mất. Thay vì dùng ngoài da, hãy bổ sung vitamin E qua đường ăn uống.
Giấm táo để xóa nốt ruồi: Giấm táo có tính axit, nên nếu bạn dùng nó để tẩy nốt ruồi, giấm táo có thể làm bỏng da hoặc để lại sẹo. Giấm táo còn có thể gây kích ứng da đối với người bị bệnh chàm.