Bí mật về dây rốn đầu tiên là hầu hết chúng đều xoắn hình lò xo. Tỉ lệ dây rốn xoắn về bên trái so với bên phải là 7/1.Dây rốn có tỉ lệ ngắn dài khác nhau. Chiều dài trung bình của dây rốn ở một em bé sinh đủ tháng là từ 50-60cm, tuy nhiên nó có thể chỉ dài 19cm hoặc dài tới 133 cm. Những em bé hiếu động, đặc biệt là ở giai đoạn 2 của thai kỳ, thường có dây rốn dài hơn.Dây rốn rất trơn đề bảo vệ các tĩnh mạch và động mạch bên trong khỏi bị chèn ép.Dây rốn có thể bị rối. 1/3 trẻ em sinh ra bị dây rốn quấn quanh cổ. Tuy nhiên, mẹ không nên sợ dây rốn thắt chặt cổ con mình mà nên lo lắng tới việc oxy chuyển tới cho em bé bị ảnh hưởng, khiến nhịp tim của bé đập chậm lại.Em bé phải phụ thuộc vào nguồn oxy bên ngoài cung cấp cho mình. Dây rốn có một tĩnh mạch để vận chuyển máu giàu oxy, dinh dưỡng và 2 động mạch để chuyển chất thải, máu không còn oxy nữa ra ngoài.Thời gian kẹp dây rốn cũng khá quan trọng. Nhiều chuyên gia hiện nay cho rằng nên đợi tới khi dây rốn ngừng chuyển máu tới cơ thể em bé thì mới nên kẹp dây rốn. Việc không kẹp dây rốn ngay có thể giúp em bé có được nồng độ sắt trong máu cao hơn khi lớn lên.Bạn cũng có thể không cắt dây rốn (phương pháp sinh con liên sinh) mà để nó gắn với nhau thai cho tới khi dây rốn tự rụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ khiến bé dễ bị nhiễm trùng.Dây rốn không có tế bào thần kinh nên việc cắt nó đi không làm bạn và em bé bị đau.Nhau thai có tác dụng chuyển dưỡng chất từ mẹ sang con. Tuy nhiên, mạch máu của mẹ và con được tách biệt bởi một lớp đệm cực mỏng, chỉ dày bằng 2 tế bào. Điều này giúp máu mẹ và em bé không trộn lẫn vào nhau.Rốn em bé có lồi hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc dây rốn bị cắt thế nào.Hiện nay, đã có dịch vụ bảo quản dây rốn đề đề phòng khi cần thiết có thể lấy tế bào gốc ở đây nhân bản vô tính, chữa bệnh.
Bí mật về dây rốn đầu tiên là hầu hết chúng đều xoắn hình lò xo. Tỉ lệ dây rốn xoắn về bên trái so với bên phải là 7/1.
Dây rốn có tỉ lệ ngắn dài khác nhau. Chiều dài trung bình của dây rốn ở một em bé sinh đủ tháng là từ 50-60cm, tuy nhiên nó có thể chỉ dài 19cm hoặc dài tới 133 cm. Những em bé hiếu động, đặc biệt là ở giai đoạn 2 của thai kỳ, thường có dây rốn dài hơn.
Dây rốn rất trơn đề bảo vệ các tĩnh mạch và động mạch bên trong khỏi bị chèn ép.
Dây rốn có thể bị rối. 1/3 trẻ em sinh ra bị dây rốn quấn quanh cổ. Tuy nhiên, mẹ không nên sợ dây rốn thắt chặt cổ con mình mà nên lo lắng tới việc oxy chuyển tới cho em bé bị ảnh hưởng, khiến nhịp tim của bé đập chậm lại.
Em bé phải phụ thuộc vào nguồn oxy bên ngoài cung cấp cho mình. Dây rốn có một tĩnh mạch để vận chuyển máu giàu oxy, dinh dưỡng và 2 động mạch để chuyển chất thải, máu không còn oxy nữa ra ngoài.
Thời gian kẹp dây rốn cũng khá quan trọng. Nhiều chuyên gia hiện nay cho rằng nên đợi tới khi dây rốn ngừng chuyển máu tới cơ thể em bé thì mới nên kẹp dây rốn. Việc không kẹp dây rốn ngay có thể giúp em bé có được nồng độ sắt trong máu cao hơn khi lớn lên.
Bạn cũng có thể không cắt dây rốn (phương pháp sinh con liên sinh) mà để nó gắn với nhau thai cho tới khi dây rốn tự rụng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng làm như vậy sẽ khiến bé dễ bị nhiễm trùng.
Dây rốn không có tế bào thần kinh nên việc cắt nó đi không làm bạn và em bé bị đau.
Nhau thai có tác dụng chuyển dưỡng chất từ mẹ sang con. Tuy nhiên, mạch máu của mẹ và con được tách biệt bởi một lớp đệm cực mỏng, chỉ dày bằng 2 tế bào. Điều này giúp máu mẹ và em bé không trộn lẫn vào nhau.
Rốn em bé có lồi hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào việc dây rốn bị cắt thế nào.
Hiện nay, đã có dịch vụ bảo quản dây rốn đề đề phòng khi cần thiết có thể lấy tế bào gốc ở đây nhân bản vô tính, chữa bệnh.