Da thường xuyên bị phủ bởi vi khuẩn, chất ô nhiễm, vi rút, bụi bẩn và tế bào da chết. Rửa mặt hàng ngày giúp loại bỏ tạp chất, mang lại vẻ tươi trẻ cho làn da. Nếu không rửa sạch, lỗ chân lông dễ bị bít tắc, gây viêm da, nổi mụn. Mặt khác, da bị phủ bởi lớp bụi dày sẽ khiến các sản phẩm chăm sóc da khác khó có thể thẩm thấu vào da, nỗ lực dưỡng da trở nên vô ích. (Ảnh: ABLW, Boldsky, minh họa)Để tăng cường khả năng làm sạch da, ngoài các sản phẩm sữa rửa mặt trên thị trường, chị em có thể tận dụng muối ăn để rửa mặt. Kiên trì thực hiện, da mặt sẽ thay đổi ấn tượng.Làn da sáng lên. Trang điểm, thức khuya, tiếp xúc với các thiết bị điện tử dễ khiến da tổn thương, trở nên xỉn màu. Thường xuyên sử dụng nước muối loãng để rửa mặt, massage góp phần loại bỏ dầu, bụi bẩn và mỹ phẩm trên da rất hiệu quả.Ngoài tác dụng làm sạch lỗ chân lông, rửa mặt nước muối còn giúp lỗ chân lông se lại, thu nhỏ. Da được làm sạch sâu ngày càng khỏe mạnh, sáng màu và rạng rỡ hơn.Làm mờ vết thâm. Vết thâm nám, đốm sắc tố khiến da thiếu sức sống. Để cải thiện, bạn nên tận dụng muối loãng pha nước cốt chanh rửa mặt. Hỗn hợp không chỉ trị mụn hiệu quả mà còn có tác dụng làm mờ vết thâm.Theo chuyên gia da liễu, nước muối và cốt chanh đều có tác dụng tiêu diệt khuẩn, làm sạch da. Đặc biệt, thành phần vitamin C tự nhiên trong chanh còn mang lại tác dụng làm trắng, loại bỏ hắc tố. Kiên trì thực hiện 1 tháng trở lên, mỗi ngày rửa 2 lần vào buổi sáng và tối, massage nhẹ nhàng trong vòng 1 phút, những vết nám sẽ mờ dần.Sau khi rửa mặt bằng nước muối, bạn nên sử dụng nước hoa hồng, serum, kem dưỡng và kem chống nắng để nhận được hiệu quả làm sáng tối đa.Giảm nhờn. Mùa hè, da rất dễ đổ dầu, đặc biệt vùng chữ T trên mặt. Kiên trì dùng nước muối loãng, tình trạng sẽ được cải thiện ấn tượng. Được biết, nước muối có tác dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn rất tốt.Sử dụng nước muối rửa mặt có thể loại bỏ vi khuẩn trong nang lông, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm nang lông, khiến lỗ chân lông thu nhỏ, giảm tình trạng tiết dầu.Kiểm soát mụn trứng cá. Nước muối có tác dụng kháng viêm, khử trùng, diệt khuẩn nên có thể ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn thâm nhập nang lông. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viêm da, mọc mụn, giúp da ngày càng mịn màng.Làm được những tác dụng trên là bởi muối có tính chất sát khuẩn tự nhiên, lành tính. Muối cũng là nguyên liệu phổ biến để tẩy tế bào chết, tăng cường kết cấu làn da. Do vậy, da được làm sạch mà không lo kích ứng.Một lý do khác khiến rửa mặt bằng nước muối được khuyến khích là muối biển chứa nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, natri, vitamin A, C, E.... Nhờ vậy, muối biển có thể nuôi dưỡng da, tăng khả năng phục hồi và tái tạo da hiệu quả.Rửa mặt bằng nước muối tốt nhưng tùy thuộc vào loại da mà cách sử dụng sẽ có khác biệt. Tuyệt đối không pha muối quá đặc, chỉ nên duy trì tỉ lệ 1:9 (1 l nước tinh khiết với 9g muối). Không dùng muối nguyên hạt chà trực tiếp trên da. Không lạm dụng nước muối rửa mặt nhiều lần trong ngày, đặc biệt là người có da mỏng và nhạy cảm. Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)
Da thường xuyên bị phủ bởi vi khuẩn, chất ô nhiễm, vi rút, bụi bẩn và tế bào da chết. Rửa mặt hàng ngày giúp loại bỏ tạp chất, mang lại vẻ tươi trẻ cho làn da. Nếu không rửa sạch, lỗ chân lông dễ bị bít tắc, gây viêm da, nổi mụn. Mặt khác, da bị phủ bởi lớp bụi dày sẽ khiến các sản phẩm chăm sóc da khác khó có thể thẩm thấu vào da, nỗ lực dưỡng da trở nên vô ích. (Ảnh: ABLW, Boldsky, minh họa)
Để tăng cường khả năng làm sạch da, ngoài các sản phẩm sữa rửa mặt trên thị trường, chị em có thể tận dụng muối ăn để rửa mặt. Kiên trì thực hiện, da mặt sẽ thay đổi ấn tượng.
Làn da sáng lên. Trang điểm, thức khuya, tiếp xúc với các thiết bị điện tử dễ khiến da tổn thương, trở nên xỉn màu. Thường xuyên sử dụng nước muối loãng để rửa mặt, massage góp phần loại bỏ dầu, bụi bẩn và mỹ phẩm trên da rất hiệu quả.
Ngoài tác dụng làm sạch lỗ chân lông, rửa mặt nước muối còn giúp lỗ chân lông se lại, thu nhỏ. Da được làm sạch sâu ngày càng khỏe mạnh, sáng màu và rạng rỡ hơn.
Làm mờ vết thâm. Vết thâm nám, đốm sắc tố khiến da thiếu sức sống. Để cải thiện, bạn nên tận dụng muối loãng pha nước cốt chanh rửa mặt. Hỗn hợp không chỉ trị mụn hiệu quả mà còn có tác dụng làm mờ vết thâm.
Theo chuyên gia da liễu, nước muối và cốt chanh đều có tác dụng tiêu diệt khuẩn, làm sạch da. Đặc biệt, thành phần vitamin C tự nhiên trong chanh còn mang lại tác dụng làm trắng, loại bỏ hắc tố. Kiên trì thực hiện 1 tháng trở lên, mỗi ngày rửa 2 lần vào buổi sáng và tối, massage nhẹ nhàng trong vòng 1 phút, những vết nám sẽ mờ dần.
Sau khi rửa mặt bằng nước muối, bạn nên sử dụng nước hoa hồng, serum, kem dưỡng và kem chống nắng để nhận được hiệu quả làm sáng tối đa.
Giảm nhờn. Mùa hè, da rất dễ đổ dầu, đặc biệt vùng chữ T trên mặt. Kiên trì dùng nước muối loãng, tình trạng sẽ được cải thiện ấn tượng. Được biết, nước muối có tác dụng kháng viêm, diệt vi khuẩn rất tốt.
Sử dụng nước muối rửa mặt có thể loại bỏ vi khuẩn trong nang lông, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm nang lông, khiến lỗ chân lông thu nhỏ, giảm tình trạng tiết dầu.
Kiểm soát mụn trứng cá. Nước muối có tác dụng kháng viêm, khử trùng, diệt khuẩn nên có thể ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn thâm nhập nang lông. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viêm da, mọc mụn, giúp da ngày càng mịn màng.
Làm được những tác dụng trên là bởi muối có tính chất sát khuẩn tự nhiên, lành tính. Muối cũng là nguyên liệu phổ biến để tẩy tế bào chết, tăng cường kết cấu làn da. Do vậy, da được làm sạch mà không lo kích ứng.
Một lý do khác khiến rửa mặt bằng nước muối được khuyến khích là muối biển chứa nhiều khoáng chất như canxi, kẽm, natri, vitamin A, C, E.... Nhờ vậy, muối biển có thể nuôi dưỡng da, tăng khả năng phục hồi và tái tạo da hiệu quả.
Rửa mặt bằng nước muối tốt nhưng tùy thuộc vào loại da mà cách sử dụng sẽ có khác biệt. Tuyệt đối không pha muối quá đặc, chỉ nên duy trì tỉ lệ 1:9 (1 l nước tinh khiết với 9g muối). Không dùng muối nguyên hạt chà trực tiếp trên da. Không lạm dụng nước muối rửa mặt nhiều lần trong ngày, đặc biệt là người có da mỏng và nhạy cảm.
Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)