Bệnh viêm, loét miệng tưởng chừng không phải là bệnh nhưng thực tế, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Đặc biệt là viêm loét miệng không lành, tái phát liên tục thì lại càng đáng sợ, có thể liên quan đến ung thư.Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là gì? Viêm loét miệng là dấu hiệu bệnh ung thư? Cách phòng tránh và điều trị ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.Trong y học, viêm loét miệng là một bệnh lý răng miệng có tỷ lệ người mắc cao, đây thực chất là vết loét nông trên niêm mạc miệng. Các vết loét ở miệng hầu hết có kích thước bằng hạt gạo hoặc hạt đậu nành, bề mặt vết loét bị lõm xuống, xung quanh sẽ xuất hiện các triệu chứng xung huyết, phù nề, trông giống bề mặt của mặt trăng.Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau miệng, khô miệng, chảy máu niêm mạc..., Do cảm giác đau nhức, khó chịu nên người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí ảnh hưởng đến phát âm, giọng nói.Bệnh viêm loét miệng cứ tái đi tái lại là sao? Loét miệng tái phát không có thời gian khởi phát cụ thể và có thể xảy ra quanh năm. Bệnh không cố định nhóm đối tượng, có thể xảy ra ở cả nam giới, phụ nữ và trẻ em, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam một chút.Loét miệng tái phát chủ yếu bao gồm ba loại: loét miệng tái phát nhẹ, loét miệng tái phát dạng herpes và loét miệng tái phát nặng. Trên thực tế, cơ chế bệnh sinh của viêm loét miệng tái phát phức tạp hơn, có thể liên quan đến rối loạn chức năng miễn dịch toàn thân, yếu tố di truyền, bệnh hệ tiêu hóa, nhiễm virus hoặc vi khuẩn, mức độ dinh dưỡng, bất thường nội tiết, yếu tố tâm lý, dị ứng….Loét miệng lâu ngày không lành có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư? Chính vì đau là triệu chứng chính của bệnh nhân viêm loét miệng nên nhiều người lo lắng rằng vết loét miệng lâu ngày không lành sẽ trở thành ung thư.Trên thực tế, viêm loét miệng không trực tiếp biến thành ung thư miệng, thay vào đó, các triệu chứng của ung thư miệng giai đoạn đầu không rõ ràng, người bệnh nghĩ là loét miệng hoặc bị chẩn đoán nhầm là viêm loét miệng tái phát.Kích thích mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư miệng, bao gồm cả kích thích cơ học và kích thích hóa học.Có nhiều dạng kích ứng mãn tính, thường gặp nhất là hút thuốc, uống rượu, phơi nắng, thiếu dinh dưỡng, xạ trị và vệ sinh răng miệng kém. Một số kích ứng cục bộ, chẳng hạn như kích ứng mãn tính do chân răng còn sót lại và răng giả không đủ tiêu chuẩn.Làm thế nào để phân biệt loét miệng thường và loét miệng ung thư? Loét miệng và ung thư có sự khác biệt rõ ràng giữa lành tính và ác tính về bản chất. Các vết loét thông thường có 4 đặc điểm chính, đó là "đỏ, vàng, lõm và đau". Đặc điểm chính là thường có một vòng tròn xung huyết và đỏ ửng ở mép vết loét miệng, biểu hiện là viêm và đau rát rõ ràng.Loét ung thư thường thấy ở "tam giác hiểm" trong miệng, đó là bụng lưỡi, mép lưỡi, đáy miệng và phức hợp vòm miệng mềm. Loại loét này nhìn chung là một vị trí đơn lẻ, cố định, lâu ngày không khỏi.Vết loét ung thư cũng có độ sâu và cạnh khác nhau, không đều, có hình dạng như súp lơ và có kết cấu cứng khi chạm vào. Đáng nói vết loét này không đau, có thể là vết sưng tấy. Vết sưng tấy này không thay đổi trong vài năm, nhưng lại lớn lên đột ngột trong thời gian gần đây, kèm theo đau, chảy máu và các biểu hiện khác.Mời quý độc giả xem video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư. Nguồn: VTV1.
Bệnh viêm, loét miệng tưởng chừng không phải là bệnh nhưng thực tế, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Đặc biệt là viêm loét miệng không lành, tái phát liên tục thì lại càng đáng sợ, có thể liên quan đến ung thư.
Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là gì? Viêm loét miệng là dấu hiệu bệnh ung thư? Cách phòng tránh và điều trị ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.
Trong y học, viêm loét miệng là một bệnh lý răng miệng có tỷ lệ người mắc cao, đây thực chất là vết loét nông trên niêm mạc miệng. Các vết loét ở miệng hầu hết có kích thước bằng hạt gạo hoặc hạt đậu nành, bề mặt vết loét bị lõm xuống, xung quanh sẽ xuất hiện các triệu chứng xung huyết, phù nề, trông giống bề mặt của mặt trăng.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm đau miệng, khô miệng, chảy máu niêm mạc..., Do cảm giác đau nhức, khó chịu nên người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí ảnh hưởng đến phát âm, giọng nói.
Bệnh viêm loét miệng cứ tái đi tái lại là sao? Loét miệng tái phát không có thời gian khởi phát cụ thể và có thể xảy ra quanh năm. Bệnh không cố định nhóm đối tượng, có thể xảy ra ở cả nam giới, phụ nữ và trẻ em, nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam một chút.
Loét miệng tái phát chủ yếu bao gồm ba loại: loét miệng tái phát nhẹ, loét miệng tái phát dạng herpes và loét miệng tái phát nặng. Trên thực tế, cơ chế bệnh sinh của viêm loét miệng tái phát phức tạp hơn, có thể liên quan đến rối loạn chức năng miễn dịch toàn thân, yếu tố di truyền, bệnh hệ tiêu hóa, nhiễm virus hoặc vi khuẩn, mức độ dinh dưỡng, bất thường nội tiết, yếu tố tâm lý, dị ứng….
Loét miệng lâu ngày không lành có phải là dấu hiệu của bệnh ung thư? Chính vì đau là triệu chứng chính của bệnh nhân viêm loét miệng nên nhiều người lo lắng rằng vết loét miệng lâu ngày không lành sẽ trở thành ung thư.
Trên thực tế, viêm loét miệng không trực tiếp biến thành ung thư miệng, thay vào đó, các triệu chứng của ung thư miệng giai đoạn đầu không rõ ràng, người bệnh nghĩ là loét miệng hoặc bị chẩn đoán nhầm là viêm loét miệng tái phát.
Kích thích mãn tính là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư miệng, bao gồm cả kích thích cơ học và kích thích hóa học.
Có nhiều dạng kích ứng mãn tính, thường gặp nhất là hút thuốc, uống rượu, phơi nắng, thiếu dinh dưỡng, xạ trị và vệ sinh răng miệng kém. Một số kích ứng cục bộ, chẳng hạn như kích ứng mãn tính do chân răng còn sót lại và răng giả không đủ tiêu chuẩn.
Làm thế nào để phân biệt loét miệng thường và loét miệng ung thư? Loét miệng và ung thư có sự khác biệt rõ ràng giữa lành tính và ác tính về bản chất. Các vết loét thông thường có 4 đặc điểm chính, đó là "đỏ, vàng, lõm và đau". Đặc điểm chính là thường có một vòng tròn xung huyết và đỏ ửng ở mép vết loét miệng, biểu hiện là viêm và đau rát rõ ràng.
Loét ung thư thường thấy ở "tam giác hiểm" trong miệng, đó là bụng lưỡi, mép lưỡi, đáy miệng và phức hợp vòm miệng mềm. Loại loét này nhìn chung là một vị trí đơn lẻ, cố định, lâu ngày không khỏi.
Vết loét ung thư cũng có độ sâu và cạnh khác nhau, không đều, có hình dạng như súp lơ và có kết cấu cứng khi chạm vào. Đáng nói vết loét này không đau, có thể là vết sưng tấy. Vết sưng tấy này không thay đổi trong vài năm, nhưng lại lớn lên đột ngột trong thời gian gần đây, kèm theo đau, chảy máu và các biểu hiện khác.