Máy giặt là thiết bị gia dụng phổ biến trong các gia đình. Khi sử dụng, nhiều người thắc mắc, máy giặt dùng xong nên mở hay đóng? Nguyên nhân bởi đóng lại thì hơi nước dễ đọng lại sinh nấm mốc, mở ra thì dễ bám bụi, chuột gián chui vào do máy giặt thường để nơi góc khuất, ẩm ướt. (Ảnh: KKnews, minh họa)Theo chuyên viên kỹ thuật, máy giặt cửa trên có cấu tạo giúp hơi nước thoát ra ngoài, khiến lồng giặt không bị tích ẩm. Trong khi đó, máy giặt cửa trước có lồng giặt và trục quay theo phương ngang khiến hơi nước khó thoát ra ngoài.Với máy giặt cửa trước, nhà sản xuất còn đưa vào các gioăng, màng che và lớp lót cao su nhằm tránh tràn nước. Điều này vô tình khiến hơi nước sau giặt khó thoát ra ngoài hơn.Để ngăn ngừa hơi nước ngưng đọng, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi, chuyên gia khuyên nên mở cửa máy giặt. Đóng nắp ngay sau khi sử dụng sẽ khiến hơi ẩm bên trong bay hơi, khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.Tuy vậy, chỉ nên mở cửa máy giặt đến khi hơi nước bay hết rồi đóng lại. Việc làm này tránh chuột, côn trùng chui vào làm mất vệ sinh không gian bên trong máy.Để đảm bảo máy giặt luôn sạch, ngoài việc mở cửa máy sau khi giặt, chuyên gia khuyên nên vệ sinh thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra, máy giặt sử dụng khoảng ba tháng sẽ xuất hiện những vi khuẩn cứng đầu, thậm chí lượng vi khuẩn còn nhiều hơn trong bồn cầu.Đáng lưu ý, vệ sinh lồng máy giặt khá phức tạp. Sử dụng khăn lau gần như không mang lại hiệu quả làm sạch. Nhiều vị trí ẩn chúng ta không nhìn thấy song có thể chứa lượng lớn chất bẩn tích tụ. Vi khuẩn sinh sôi có thể gây nên các bệnh về da, dị ứng.Để làm sạch hiệu quả, ngoài cách nhờ nhân viên kỹ thuật, bạn có thể tận dụng viên sủi vệ sinh cho máy giặt. Viên sủi sẽ phát huy tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và khử mùi.Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy hai hoặc ba viên sủi rồi cho vào máy giặt ngâm. Quá trình sủi, hoạt chất trong chúng sẽ lấy đi lượng chất bẩn tồn đọng. Điều tuyệt vời là viên sủi mang lại hiệu quả làm sạch với cả những máy giặt sử dụng nhiều năm. Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? (Nguồn video: THĐT)
Máy giặt là thiết bị gia dụng phổ biến trong các gia đình. Khi sử dụng, nhiều người thắc mắc, máy giặt dùng xong nên mở hay đóng? Nguyên nhân bởi đóng lại thì hơi nước dễ đọng lại sinh nấm mốc, mở ra thì dễ bám bụi, chuột gián chui vào do máy giặt thường để nơi góc khuất, ẩm ướt. (Ảnh: KKnews, minh họa)
Theo chuyên viên kỹ thuật, máy giặt cửa trên có cấu tạo giúp hơi nước thoát ra ngoài, khiến lồng giặt không bị tích ẩm. Trong khi đó, máy giặt cửa trước có lồng giặt và trục quay theo phương ngang khiến hơi nước khó thoát ra ngoài.
Với máy giặt cửa trước, nhà sản xuất còn đưa vào các gioăng, màng che và lớp lót cao su nhằm tránh tràn nước. Điều này vô tình khiến hơi nước sau giặt khó thoát ra ngoài hơn.
Để ngăn ngừa hơi nước ngưng đọng, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi, chuyên gia khuyên nên mở cửa máy giặt. Đóng nắp ngay sau khi sử dụng sẽ khiến hơi ẩm bên trong bay hơi, khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Tuy vậy, chỉ nên mở cửa máy giặt đến khi hơi nước bay hết rồi đóng lại. Việc làm này tránh chuột, côn trùng chui vào làm mất vệ sinh không gian bên trong máy.
Để đảm bảo máy giặt luôn sạch, ngoài việc mở cửa máy sau khi giặt, chuyên gia khuyên nên vệ sinh thường xuyên. Nghiên cứu chỉ ra, máy giặt sử dụng khoảng ba tháng sẽ xuất hiện những vi khuẩn cứng đầu, thậm chí lượng vi khuẩn còn nhiều hơn trong bồn cầu.
Đáng lưu ý, vệ sinh lồng máy giặt khá phức tạp. Sử dụng khăn lau gần như không mang lại hiệu quả làm sạch. Nhiều vị trí ẩn chúng ta không nhìn thấy song có thể chứa lượng lớn chất bẩn tích tụ. Vi khuẩn sinh sôi có thể gây nên các bệnh về da, dị ứng.
Để làm sạch hiệu quả, ngoài cách nhờ nhân viên kỹ thuật, bạn có thể tận dụng viên sủi vệ sinh cho máy giặt. Viên sủi sẽ phát huy tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và khử mùi.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy hai hoặc ba viên sủi rồi cho vào máy giặt ngâm. Quá trình sủi, hoạt chất trong chúng sẽ lấy đi lượng chất bẩn tồn đọng. Điều tuyệt vời là viên sủi mang lại hiệu quả làm sạch với cả những máy giặt sử dụng nhiều năm.