Số phận của một em bé người Trung Quốc bị dị tật vùng hàm mặt bẩm sinh đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Em bé này được sinh ra tại tỉnh Hồ Nam và bị nứt cơ ngang mặt tạo thành 2 khe lớn kéo từ miệng lên mang tai. Vì sự biến dạng này nên bé Huikang trông giống như mang 2 khuôn mặt. Cậu bé được đặt biệt danh “cậu bé mặt nạ” vì trông như đeo mặt nạ trong suốt 7 năm qua. Bé Huikang sinh ngày 4/3/2009 trong một gia đình nông dân kinh tế khiêm tốn. Không giống như những bà mẹ khác khi được gặp con mình lần đầu tiên thì vô cùng vui sướng, cô Yi Lianxi – mẹ bé Huikang – đã vô cùng đau khổ. Yi Lianxi cho biết ban đầu các bác sĩ tránh không để cô gặp con ngay nhưng khi cô nhắc đi nhắc lại thì mới mang đứa bé tới.Nhìn thấy con khóc và cô Yi Lianxi cũng khóc theo. Lúc sinh bé Huikang, cô Yi Lianxi mới 23 tuổi. Trong suốt 9 tháng, cô đi siêu âm 3 lần cộng với 1 lần siêu âm Doppler màu nhưng bác sĩ không hề phát hiện ra em bé có dị tật bẩm sinh nào. Sống trong một vùng nông thôn nghèo khó và vẫn quá truyền thống, gia đình bé Huikang đều bị hàng xóm trêu chọc và coi thường vì sinh ra một đứa con như Huikang. Đến năm 2010 khi đi khám ở bệnh viện Changsha thì trường hợp của Huikang mới được dư luận biết tới. Bác sĩ đánh giá dị tật của bé Huikang là cực hiếm và rất nghiêm trọng, không chỉ các tế bào mềm bị hư hại, xô lệch mà xương thái dương, xương má, xương bướm và hàm trên đều bị ảnh hưởng. Với số tiền quyên góp được lên tới hơn 1 tỉ đồng, năm 2016, bé Huikang đã được phẫu thuật 2 lần nhưng phải 10 năm tới mới xác định được xương mặt cậu bé có thể phát triển bình thường được không.
Số phận của một em bé người Trung Quốc bị dị tật vùng hàm mặt bẩm sinh đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Em bé này được sinh ra tại tỉnh Hồ Nam và bị nứt cơ ngang mặt tạo thành 2 khe lớn kéo từ miệng lên mang tai. Vì sự biến dạng này nên bé Huikang trông giống như mang 2 khuôn mặt. Cậu bé được đặt biệt danh “cậu bé mặt nạ” vì trông như đeo mặt nạ trong suốt 7 năm qua.
Bé Huikang sinh ngày 4/3/2009 trong một gia đình nông dân kinh tế khiêm tốn. Không giống như những bà mẹ khác khi được gặp con mình lần đầu tiên thì vô cùng vui sướng, cô Yi Lianxi – mẹ bé Huikang – đã vô cùng đau khổ.
Yi Lianxi cho biết ban đầu các bác sĩ tránh không để cô gặp con ngay nhưng khi cô nhắc đi nhắc lại thì mới mang đứa bé tới.Nhìn thấy con khóc và cô Yi Lianxi cũng khóc theo.
Lúc sinh bé Huikang, cô Yi Lianxi mới 23 tuổi. Trong suốt 9 tháng, cô đi siêu âm 3 lần cộng với 1 lần siêu âm Doppler màu nhưng bác sĩ không hề phát hiện ra em bé có dị tật bẩm sinh nào.
Sống trong một vùng nông thôn nghèo khó và vẫn quá truyền thống, gia đình bé Huikang đều bị hàng xóm trêu chọc và coi thường vì sinh ra một đứa con như Huikang. Đến năm 2010 khi đi khám ở bệnh viện Changsha thì trường hợp của Huikang mới được dư luận biết tới.
Bác sĩ đánh giá dị tật của bé Huikang là cực hiếm và rất nghiêm trọng, không chỉ các tế bào mềm bị hư hại, xô lệch mà xương thái dương, xương má, xương bướm và hàm trên đều bị ảnh hưởng. Với số tiền quyên góp được lên tới hơn 1 tỉ đồng, năm 2016, bé Huikang đã được phẫu thuật 2 lần nhưng phải 10 năm tới mới xác định được xương mặt cậu bé có thể phát triển bình thường được không.