Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức độ ô nhiễm không khí, Delhi là một trong những thành phố ô nhiễm môi trường nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Riyadh (Saudi Arabia). Vùng thủ đô Delhi, bao gồm thành phố New Delhi, là khu đô thị tập trung đông dân thứ 2 ở Ấn Độ và là khu vực đô thị lớn thứ 3 trên thế giới. Dân số ở đây khoảng 25 triệu người, nhiều gấp 2 lần thành phố New York.Mặc dù Bắc Kinh (Trung Quốc) thường là tiêu điểm về không khí ô nhiễm, một nghiên cứu toàn cầu về ô nhiễm không khí năm 2014 của WHO cho thấy không khí ở Delhi chứa lượng hạt mịn cao gấp nhiều lần so với Bắc Kinh.Không khí ô nhiễm ở Delhi có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Vào những ngày thời tiết xấu, lớp sương mù dày đặc che khuất mặt trời, làm giảm tầm nhìn xuống chỉ còn vài trăm mét. Sương mù thường nhuốm màu khói, và mùi bám vào áo quần giống như không khí từ một quầy bar đầy khói thuốc.Bầu không khí ô nhiễm ở đây chứa lượng lớn các hạt mịn có thể vượt qua màng lọc của cơ thể để xâm nhập sâu vào phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh tim, đột quỵ, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như ung thư khí quản, phổi và phế quản.Tòa án tối cao Delhi đã so sánh điều kiện sống trong thành phố như là "sống trong một buồng khí độc". Một số chuyên gia cho rằng tiếp xúc với không khí ở Delhi tương đương với hút 10 điếu thuốc một ngày.Sự thiếu vắng một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả đã dẫn tới bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cá nhân ở đây. Thành phố có 9 triệu xe cộ, với 1.400 ôtô mới được đăng ký mỗi ngày. Tiêu chuẩn nhiên liệu của Ấn Độ tụt hậu gần 10 năm so với châu Âu cùng với giá xăng dầu thấp càng khuyến khích việc lưu thông bằng xe riêng.Về nơi ở, người nghèo Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống cạnh các cống lộ thiên, như một khu dân cư trong ảnh tại thành phố Noida, nằm giáp thủ đô New Delhi.Theo Trung tâm Nghiên cứu và Môi trường có trụ sở ở New Delhi, tình trạng ô nhiễm ở đại đô thị này gây ra cái chết của 10.000-30.000 người mỗi năm. Trong ảnh, một người thu gom rác tìm kiếm kim loại ở Bhalswa, bãi rác khổng lồ liên tục đốt cháy và tỏa ra khí độc.Một người đàn ông làm việc trong một nhà máy nhuộm quần jean xanh ở huyện Silampur, một trong những khu vực ô nhiễm và đông dân cư nhất của Delhi.Một cậu bé và người cha của mình sống bên dưới một cây cầu ở Delhi. Họ tìm kiếm các mẩu kim loại bên trong các thùng rác để tái chế và bán lấy tiền.Một trại bò sữa nằm giữa công trường xây dựng lớn và bãi rác. Vật nuôi thường xuyên tiếp xúc với chất thải làm tăng nguy cơ các sản phẩm sữa nhiễm bẩn.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về mức độ ô nhiễm không khí, Delhi là một trong những thành phố ô nhiễm môi trường nhất trên thế giới, chỉ đứng sau Riyadh (Saudi Arabia). Vùng thủ đô Delhi, bao gồm thành phố New Delhi, là khu đô thị tập trung đông dân thứ 2 ở Ấn Độ và là khu vực đô thị lớn thứ 3 trên thế giới. Dân số ở đây khoảng 25 triệu người, nhiều gấp 2 lần thành phố New York.
Mặc dù Bắc Kinh (Trung Quốc) thường là tiêu điểm về không khí ô nhiễm, một nghiên cứu toàn cầu về ô nhiễm không khí năm 2014 của WHO cho thấy không khí ở Delhi chứa lượng hạt mịn cao gấp nhiều lần so với Bắc Kinh.
Không khí ô nhiễm ở Delhi có thể được cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Vào những ngày thời tiết xấu, lớp sương mù dày đặc che khuất mặt trời, làm giảm tầm nhìn xuống chỉ còn vài trăm mét. Sương mù thường nhuốm màu khói, và mùi bám vào áo quần giống như không khí từ một quầy bar đầy khói thuốc.
Bầu không khí ô nhiễm ở đây chứa lượng lớn các hạt mịn có thể vượt qua màng lọc của cơ thể để xâm nhập sâu vào phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh tim, đột quỵ, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như ung thư khí quản, phổi và phế quản.
Tòa án tối cao Delhi đã so sánh điều kiện sống trong thành phố như là "sống trong một buồng khí độc". Một số chuyên gia cho rằng tiếp xúc với không khí ở Delhi tương đương với hút 10 điếu thuốc một ngày.
Sự thiếu vắng một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả đã dẫn tới bùng nổ số lượng các phương tiện giao thông cá nhân ở đây. Thành phố có 9 triệu xe cộ, với 1.400 ôtô mới được đăng ký mỗi ngày. Tiêu chuẩn nhiên liệu của Ấn Độ tụt hậu gần 10 năm so với châu Âu cùng với giá xăng dầu thấp càng khuyến khích việc lưu thông bằng xe riêng.
Về nơi ở, người nghèo Ấn Độ không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống cạnh các cống lộ thiên, như một khu dân cư trong ảnh tại thành phố Noida, nằm giáp thủ đô New Delhi.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Môi trường có trụ sở ở New Delhi, tình trạng ô nhiễm ở đại đô thị này gây ra cái chết của 10.000-30.000 người mỗi năm. Trong ảnh, một người thu gom rác tìm kiếm kim loại ở Bhalswa, bãi rác khổng lồ liên tục đốt cháy và tỏa ra khí độc.
Một người đàn ông làm việc trong một nhà máy nhuộm quần jean xanh ở huyện Silampur, một trong những khu vực ô nhiễm và đông dân cư nhất của Delhi.
Một cậu bé và người cha của mình sống bên dưới một cây cầu ở Delhi. Họ tìm kiếm các mẩu kim loại bên trong các thùng rác để tái chế và bán lấy tiền.
Một trại bò sữa nằm giữa công trường xây dựng lớn và bãi rác. Vật nuôi thường xuyên tiếp xúc với chất thải làm tăng nguy cơ các sản phẩm sữa nhiễm bẩn.