Bên cạnh loại đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, có nhiều loại túi nilon kém chất lượng được bày bán. Cục Kiểm tra Chất lượng Quốc gia (Trung Quốc) từng tiến hành phân tích 30 mẫu túi nilon phổ biến trên thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, 11 mẫu chứa chất hóa dẻo. Trong đó, 5 mẫu chứa 1 chất hóa dẻo và 6 mẫu chứa tới 2 chất hóa dẻo. (Ảnh minh họa)Theo chuyên gia giám định, chất hóa dẻo phthalate được tìm thấy trong túi nilon rất độc hại. Khi tiếp xúc với thực phẩm nhiệt độ cao, các thành phần trong túi sẽ bám vào thực phẩm đi vào cơ thể gây hại. Đề cập về mối nguy từ túi nilon, chuyên gia chỉ ra 3 loại túi nilon độc hại, dùng nhiều tăng nguy cơ ung thư, dị tật thai nhi.1. Túi chứa benzopyridine. Túi nilon chứa benzopyrene thường có màu sặc sỡ, thuộc loại túi nilon tái chế. Benzopyrene là một loại hidrocacbon thơm đa vòng, có khả năng gây ung thư mạnh. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế từng xếp benzopyrene vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu. Sử dụng loại túi này đựng thực phẩm, benzopyrene có thể ngấm sang đồ ăn, gây ngộ độc mãn tính.2. Túi chứa chất hóa dẻo. Tiếp xúc với các thành phần trong túi chứa chất hóa dẻo có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể, người sử dụng có thể đối diện các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, thậm chí gây dị dạng hệ sinh sản của bé trai.Nghiên cứu chỉ ra, hấp thụ lượng lớn chất hóa dẻo trong thời gian dài có thể gây tổn hại đến khả năng sinh sản của nam giới; gây nhầm lẫn giới tính ở trẻ em; nhiễm độc và tổn thương gen; ảnh hưởng hệ miễn dịch tiêu hóa, gây ung thư gan...3. Túi chứa phthalates. Phthalate diesters là hormone môi trường có tác dụng giống như estrogen. Tích tụ liều cao, trong thời gian dài có thể gây rối loạn giới tính ở trẻ em. Chất này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Để an toàn, người dùng nên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với sức khỏe. Đặc biệt, tránh sử dụng túi nilon theo những cách dưới đây:- Dùng túi nilon đựng thực phẩm chín. Khi sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn chín, đồ ăn nhẹ, bạn nên tránh sử dụng túi nilon màu. Hầu hết túi nilon màu đều được tái chế từ các sản phẩm nhựa phế thải. Những chất này có thể “ngấm” vào thức ăn gây hại cho người sử dụng. Bên cạnh đó, thực phẩm chín đựng trong túi nilon kém chất lượng cũng dễ bị hỏng hơn. Nhiều trường hợp có thể gây ngộ độc, nôn mửa sau khi sử dụng.- Dùng túi nilon để đựng trái cây, rau quả tươi. Để thuận tiện và tiết kiệm, nhiều chị em sẽ đựng rau trong túi ni lông rồi cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích. Bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm thay vì dùng túi ni lông thông thường. Quy trình đặc biệt và nguyên liệu thô của màng bọc thực phẩm có khả năng thông khí, an toàn cho người sử dụng. Trong khi đó, các loại túi ni lông thông thường không thể đáp ứng yêu cầu này.- Hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng. Trên thị trường, hầu hết túi nilon được làm từ chất liệu polyvinyl clorua và polyetylen. Những chất này đều dễ biến dạng, “ngấm” sang thức ăn khi tiếp xúc nhiệt độ cao trong lò vi sóng.- Dùng túi nilon đen đựng thịt cá. Hầu hết túi ni lông đen được chế biến từ nhựa phế thải, kém chất lượng. Dùng túi ni lông đen để đựng thịt cá, các chất độc hại sẽ ngấm vào thức ăn.Để chọn túi nilon an toàn, đầu tiên bạn nên kiểm tra bao bì của chúng xem có chữ “sử dụng cho thực phẩm” hay không. Tiếp đó, chú ý đến màu sắc bên ngoài. Hầu hết các túi nhựa màu sử dụng vật liệu tái chế từ nhựa phế thải và không thể được sử dụng để đựng thực phẩm.Kiểm tra túi nhựa xem có tạp chất không bằng cách đặt túi ra nắng hoặc ánh đèn xem có đốm đen và lỗ thủng không. Nếu có, đây là loại túi lẫn tạp chất, làm từ nguyên liệu nhựa phế thải.Ngửi túi xem có mùi khó chịu không. Túi đủ tiêu chuẩn sẽ không có mùi đặc biệt. Mặt khác, túi nilon đạt chuẩn sẽ có độ bền cao, không bị bục rách. Trong khi đó, túi không đảm bảo thường chịu lực kém, dễ vỡ do lẫn nhiều tạp chất.Đặt túi vào nước, dùng tay ấn xuống đáy chậu. Sau thời gian ngắn, túi nilon không chứa chất độc sẽ nổi lên. Ngược lại, túi chứa nhiều chất độc hại sẽ chìm xuống. Hoặc bạn có thể dùng tay cảm nhận cũng giúp phân biệt túi nilon độc hại. Túi đảm bảo sẽ mang lại cảm giác mịn trong khi loại độc hại gây cảm giác dính, se lại khi chạm vào. Khi đốt, túi an toàn sẽ cháy ngay, ngọn lửa màu vàng, nhựa nóng chảy. Trong khi đó, túi nilon độc hại sẽ chảy giọt như ngọn nến, tỏa mùi khét, khó cháy. Khi cháy, ngọn lửa có màu xanh lục. Mời độc giả xem thêm video: Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư. (Nguồn video: VTV24)
Bên cạnh loại đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, có nhiều loại túi nilon kém chất lượng được bày bán. Cục Kiểm tra Chất lượng Quốc gia (Trung Quốc) từng tiến hành phân tích 30 mẫu túi nilon phổ biến trên thị trường. Kết quả phân tích cho thấy, 11 mẫu chứa chất hóa dẻo. Trong đó, 5 mẫu chứa 1 chất hóa dẻo và 6 mẫu chứa tới 2 chất hóa dẻo. (Ảnh minh họa)
Theo chuyên gia giám định, chất hóa dẻo phthalate được tìm thấy trong túi nilon rất độc hại. Khi tiếp xúc với thực phẩm nhiệt độ cao, các thành phần trong túi sẽ bám vào thực phẩm đi vào cơ thể gây hại. Đề cập về mối nguy từ túi nilon, chuyên gia chỉ ra 3 loại túi nilon độc hại, dùng nhiều tăng nguy cơ ung thư, dị tật thai nhi.
1. Túi chứa benzopyridine. Túi nilon chứa benzopyrene thường có màu sặc sỡ, thuộc loại túi nilon tái chế. Benzopyrene là một loại hidrocacbon thơm đa vòng, có khả năng gây ung thư mạnh. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế từng xếp benzopyrene vào nhóm chất gây ung thư hàng đầu. Sử dụng loại túi này đựng thực phẩm, benzopyrene có thể ngấm sang đồ ăn, gây ngộ độc mãn tính.
2. Túi chứa chất hóa dẻo. Tiếp xúc với các thành phần trong túi chứa chất hóa dẻo có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Cụ thể, người sử dụng có thể đối diện các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, thậm chí gây dị dạng hệ sinh sản của bé trai.
Nghiên cứu chỉ ra, hấp thụ lượng lớn chất hóa dẻo trong thời gian dài có thể gây tổn hại đến khả năng sinh sản của nam giới; gây nhầm lẫn giới tính ở trẻ em; nhiễm độc và tổn thương gen; ảnh hưởng hệ miễn dịch tiêu hóa, gây ung thư gan...
3. Túi chứa phthalates. Phthalate diesters là hormone môi trường có tác dụng giống như estrogen. Tích tụ liều cao, trong thời gian dài có thể gây rối loạn giới tính ở trẻ em. Chất này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Để an toàn, người dùng nên lựa chọn các sản phẩm thân thiện với sức khỏe. Đặc biệt, tránh sử dụng túi nilon theo những cách dưới đây:
- Dùng túi nilon đựng thực phẩm chín. Khi sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn chín, đồ ăn nhẹ, bạn nên tránh sử dụng túi nilon màu. Hầu hết túi nilon màu đều được tái chế từ các sản phẩm nhựa phế thải. Những chất này có thể “ngấm” vào thức ăn gây hại cho người sử dụng. Bên cạnh đó, thực phẩm chín đựng trong túi nilon kém chất lượng cũng dễ bị hỏng hơn. Nhiều trường hợp có thể gây ngộ độc, nôn mửa sau khi sử dụng.
- Dùng túi nilon để đựng trái cây, rau quả tươi. Để thuận tiện và tiết kiệm, nhiều chị em sẽ đựng rau trong túi ni lông rồi cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, cách làm này không được khuyến khích. Bạn nên sử dụng màng bọc thực phẩm thay vì dùng túi ni lông thông thường. Quy trình đặc biệt và nguyên liệu thô của màng bọc thực phẩm có khả năng thông khí, an toàn cho người sử dụng. Trong khi đó, các loại túi ni lông thông thường không thể đáp ứng yêu cầu này.
- Hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng. Trên thị trường, hầu hết túi nilon được làm từ chất liệu polyvinyl clorua và polyetylen. Những chất này đều dễ biến dạng, “ngấm” sang thức ăn khi tiếp xúc nhiệt độ cao trong lò vi sóng.
- Dùng túi nilon đen đựng thịt cá. Hầu hết túi ni lông đen được chế biến từ nhựa phế thải, kém chất lượng. Dùng túi ni lông đen để đựng thịt cá, các chất độc hại sẽ ngấm vào thức ăn.
Để chọn túi nilon an toàn, đầu tiên bạn nên kiểm tra bao bì của chúng xem có chữ “sử dụng cho thực phẩm” hay không. Tiếp đó, chú ý đến màu sắc bên ngoài. Hầu hết các túi nhựa màu sử dụng vật liệu tái chế từ nhựa phế thải và không thể được sử dụng để đựng thực phẩm.
Kiểm tra túi nhựa xem có tạp chất không bằng cách đặt túi ra nắng hoặc ánh đèn xem có đốm đen và lỗ thủng không. Nếu có, đây là loại túi lẫn tạp chất, làm từ nguyên liệu nhựa phế thải.
Ngửi túi xem có mùi khó chịu không. Túi đủ tiêu chuẩn sẽ không có mùi đặc biệt. Mặt khác, túi nilon đạt chuẩn sẽ có độ bền cao, không bị bục rách. Trong khi đó, túi không đảm bảo thường chịu lực kém, dễ vỡ do lẫn nhiều tạp chất.
Đặt túi vào nước, dùng tay ấn xuống đáy chậu. Sau thời gian ngắn, túi nilon không chứa chất độc sẽ nổi lên. Ngược lại, túi chứa nhiều chất độc hại sẽ chìm xuống. Hoặc bạn có thể dùng tay cảm nhận cũng giúp phân biệt túi nilon độc hại. Túi đảm bảo sẽ mang lại cảm giác mịn trong khi loại độc hại gây cảm giác dính, se lại khi chạm vào. Khi đốt, túi an toàn sẽ cháy ngay, ngọn lửa màu vàng, nhựa nóng chảy. Trong khi đó, túi nilon độc hại sẽ chảy giọt như ngọn nến, tỏa mùi khét, khó cháy. Khi cháy, ngọn lửa có màu xanh lục.
Mời độc giả xem thêm video: Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư. (Nguồn video: VTV24)