Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có khá nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm bẩn hoành hành và chưa thể kiểm soát tốt ở Việt Nam.
Đầu tiên là do các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của chúng ta chủ yếu nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng còn hạn chế. Chính điều đó dẫn tới việc chế biến không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Bên cạnh đó nhiều cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm vì lợi nhuận, nên sẵn sàng sử dụng chất cấm nguy hiểm cho sức khỏe, nguyên liệu không đảm bảo hết hạn sử dụng lừa người tiêu dùng.
Thứ hai là do thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm của người dân Việt. Nhiều người vẫn sẵn sàng ăn những thực phẩm không bảo đảm như ăn tiết canh, gỏi cá…
Thêm nữa, người Việt vẫn hay mua thực phẩm sản phẩm trôi nổi bán vỉa hè lề đường, không rõ nguồn gốc sử dụng nên vẫn có cửa cho thực phẩm bẩn hoành hành.
Cũng theo ông Lâm Quốc Hùng, bên cạnh các nguyên nhân trên thì kinh phí chi cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta còn thấp; lực lượng cán bộ thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nên việc theo sát, xử lý và quản lý thực phẩm bẩn chưa được hiệu quả như mong muốn.
Theo các chuyên gia khác, một nguyên nhân đặc biệt quan trọng nữa đó là việc kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh buôn bán, chế biến thực phẩm bẩn chưa nghiêm.Chế tài xử phạt quá nhẹ không đủ để răn đe nên những người kinh doanh thực phẩm bẩn nhờn luật, phớt lờ luật pháp, đạp lên sức khỏe và đạo đức để kiếm lời.
Tiến sĩ Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có khá nhiều nguyên nhân khiến thực phẩm bẩn hoành hành và chưa thể kiểm soát tốt ở Việt Nam.
Đầu tiên là do các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm của chúng ta chủ yếu nhỏ lẻ, sản xuất theo mùa vụ nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng còn hạn chế. Chính điều đó dẫn tới việc chế biến không đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Bên cạnh đó nhiều cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm vì lợi nhuận, nên sẵn sàng sử dụng chất cấm nguy hiểm cho sức khỏe, nguyên liệu không đảm bảo hết hạn sử dụng lừa người tiêu dùng.
Thứ hai là do thói quen ăn uống, sử dụng thực phẩm của người dân Việt. Nhiều người vẫn sẵn sàng ăn những thực phẩm không bảo đảm như ăn tiết canh, gỏi cá…
Thêm nữa, người Việt vẫn hay mua thực phẩm sản phẩm trôi nổi bán vỉa hè lề đường, không rõ nguồn gốc sử dụng nên vẫn có cửa cho thực phẩm bẩn hoành hành.
Cũng theo ông Lâm Quốc Hùng, bên cạnh các nguyên nhân trên thì kinh phí chi cho công tác quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta còn thấp; lực lượng cán bộ thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nên việc theo sát, xử lý và quản lý thực phẩm bẩn chưa được hiệu quả như mong muốn.
Theo các chuyên gia khác, một nguyên nhân đặc biệt quan trọng nữa đó là việc kiểm tra, xử phạt các cơ sở kinh doanh buôn bán, chế biến thực phẩm bẩn chưa nghiêm.
Chế tài xử phạt quá nhẹ không đủ để răn đe nên những người kinh doanh thực phẩm bẩn nhờn luật, phớt lờ luật pháp, đạp lên sức khỏe và đạo đức để kiếm lời.