Ăn chay không giúp phòng Covid-19
PETA, một tổ chức đấu tranh cho quyền động vật đã khuyến khích mọi người ăn chay để phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, TS Ashish K. Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết thực phẩm không phải là cơ chế lan truyền dịch bệnh này. Việc hâm nóng hoặc làm chín thức ăn sẽ tiêu diệt toàn bộ virus trong đó. Tỏi không có tác dụng với virus corona
Đúng là bên trong tỏi có chứa các hợp chất organosulfur có thể giúp giữ cho tim, não bộ và ruột của chúng ta hoạt động trơn tru, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa hoặc chống lại ung thư. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết tỏi "có thể có một số đặc tính kháng khuẩn", nhưng không có lý do nào để tin rằng nó có thể diệt virus corona. Tảo không phải là một phương pháp điều trị Covid-19
Gabriel Cousens, một nhà trị liệu ở Mỹ, khuyên nên ăn tảo đỏ để phòng ngừa và điều trị virus corona mới. Mặc dù có một số bằng chứng cho rằng tảo biển đỏ có thể làm bất hoạt một số chủng virus, chẳng hạn như virus herpes gây ra những vết rộp trên da. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nó có tác dụng với virus corona mới."Vấn đề là có khoảng 4.000 loài tảo biển đỏ, chỉ một số trong số đó có thể chống lại một số bệnh do virus và không chống lại được những bệnh khác", Văn phòng Khoa học và Xã hội McGill viết trên một thông báo phản hồi về lời khuyên của Gabriel Cousens và gọi đó là một "nội dung nhảm nhí". Dầu mè và dầu dừa cũng là khuyến cáo sai lầm
Một quan chức y tế ở Philippines gần đây đã gợi ý rằng dầu dừa có thể được "xem xét" là một biện pháp để tiêu diệt virus corona mới. Nhưng sự thật là không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ giả thuyết ấy. Và dầu mè, dù uống hoặc bôi tại chỗ cũng vậy, nó sẽ không giết chết hoặc đẩy lùi được virus. “Dung dịch khoáng sản kỳ diệu" MMS là thuốc tẩy pha loãng
Một số nhóm ủng hộ liệu pháp thay thế ở Mỹ đã bán loại dung dịch được họ gọi là "dung dịch khoáng sản kỳ diệu" MMS, với tuyên bố nó sẽ phòng và chữa khỏi được bệnh viêm phổi do virus corona gây ra. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết thứ dung dịch đó thực chất là natri clorit 28% pha trong nước cất. Đó là một loại thuốc tẩy khi uống vào có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Vitamin C có phải là siêu phẩm chống COVID-19?
Trên mạng xã hội đã lan truyền một thông tin cho rằng các bác sĩ ở Trung Quốc đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 bằng cách truyền vitamin C liều cao vào tĩnh mạch họ. Tuy nhiên đó không phải là sự thật đang xảy ra ở Trung Quốc. Cũng không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vitamin C có tác dụng với Covid-19. Ngay cả với bệnh cảm cúm thông thường, uống vitamin C cũng không giúp bạn khỏi bệnh. Uống nước không giúp rửa trôi COVID-19
Một thông tin đăng được chia sẻ nhiều trên Facebook, trích dẫn một "bác sĩ Nhật Bản" khuyên bạn cứ 15 phút lại uống nước một lần để loại bỏ bất kỳ loại virus nào có thể xâm nhập vào miệng. Thực tế thì hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều này sẽ hiệu quả.Virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi chúng ta hít vào. Một số trong số chúng có thể xâm nhập vào miệng, nhưng thậm chí uống nước liên tục sẽ không ngăn được việc nhiễm virus. Tuy nhiên, uống nước và giữ nước cho cơ thể nói chung là lời khuyên y tế tốt.Ngoài ra, có rất nhiều biến thể của lời khuyên rằng nhiệt độ cao có thể giết chết virus, từ việc khuyến nghị uống nước nóng đến tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy sấy tóc. Tất cả đều không có cơ sở khoa học.
Ăn chay không giúp phòng Covid-19
PETA, một tổ chức đấu tranh cho quyền động vật đã khuyến khích mọi người ăn chay để phòng tránh dịch bệnh. Tuy nhiên, TS Ashish K. Jha, giám đốc Viện Sức khỏe Toàn cầu Harvard cho biết thực phẩm không phải là cơ chế lan truyền dịch bệnh này. Việc hâm nóng hoặc làm chín thức ăn sẽ tiêu diệt toàn bộ virus trong đó.
Tỏi không có tác dụng với virus corona
Đúng là bên trong tỏi có chứa các hợp chất organosulfur có thể giúp giữ cho tim, não bộ và ruột của chúng ta hoạt động trơn tru, thậm chí có thể giúp ngăn ngừa hoặc chống lại ung thư. Tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới cũng cho biết tỏi "có thể có một số đặc tính kháng khuẩn", nhưng không có lý do nào để tin rằng nó có thể diệt virus corona.
Tảo không phải là một phương pháp điều trị Covid-19
Gabriel Cousens, một nhà trị liệu ở Mỹ, khuyên nên ăn tảo đỏ để phòng ngừa và điều trị virus corona mới. Mặc dù có một số bằng chứng cho rằng tảo biển đỏ có thể làm bất hoạt một số chủng virus, chẳng hạn như virus herpes gây ra những vết rộp trên da. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy nó có tác dụng với virus corona mới.
"Vấn đề là có khoảng 4.000 loài tảo biển đỏ, chỉ một số trong số đó có thể chống lại một số bệnh do virus và không chống lại được những bệnh khác", Văn phòng Khoa học và Xã hội McGill viết trên một thông báo phản hồi về lời khuyên của Gabriel Cousens và gọi đó là một "nội dung nhảm nhí".
Dầu mè và dầu dừa cũng là khuyến cáo sai lầm
Một quan chức y tế ở Philippines gần đây đã gợi ý rằng dầu dừa có thể được "xem xét" là một biện pháp để tiêu diệt virus corona mới. Nhưng sự thật là không có bằng chứng khoa học nào ủng hộ giả thuyết ấy. Và dầu mè, dù uống hoặc bôi tại chỗ cũng vậy, nó sẽ không giết chết hoặc đẩy lùi được virus.
“Dung dịch khoáng sản kỳ diệu" MMS là thuốc tẩy pha loãng
Một số nhóm ủng hộ liệu pháp thay thế ở Mỹ đã bán loại dung dịch được họ gọi là "dung dịch khoáng sản kỳ diệu" MMS, với tuyên bố nó sẽ phòng và chữa khỏi được bệnh viêm phổi do virus corona gây ra. Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết thứ dung dịch đó thực chất là natri clorit 28% pha trong nước cất. Đó là một loại thuốc tẩy khi uống vào có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Vitamin C có phải là siêu phẩm chống COVID-19?
Trên mạng xã hội đã lan truyền một thông tin cho rằng các bác sĩ ở Trung Quốc đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 bằng cách truyền vitamin C liều cao vào tĩnh mạch họ. Tuy nhiên đó không phải là sự thật đang xảy ra ở Trung Quốc. Cũng không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vitamin C có tác dụng với Covid-19. Ngay cả với bệnh cảm cúm thông thường, uống vitamin C cũng không giúp bạn khỏi bệnh.
Uống nước không giúp rửa trôi COVID-19
Một thông tin đăng được chia sẻ nhiều trên Facebook, trích dẫn một "bác sĩ Nhật Bản" khuyên bạn cứ 15 phút lại uống nước một lần để loại bỏ bất kỳ loại virus nào có thể xâm nhập vào miệng. Thực tế thì hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy điều này sẽ hiệu quả.
Virus trong không khí xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi chúng ta hít vào. Một số trong số chúng có thể xâm nhập vào miệng, nhưng thậm chí uống nước liên tục sẽ không ngăn được việc nhiễm virus. Tuy nhiên, uống nước và giữ nước cho cơ thể nói chung là lời khuyên y tế tốt.
Ngoài ra, có rất nhiều biến thể của lời khuyên rằng nhiệt độ cao có thể giết chết virus, từ việc khuyến nghị uống nước nóng đến tắm nước nóng, hoặc sử dụng máy sấy tóc. Tất cả đều không có cơ sở khoa học.