Dầu dừa là loại dầu giàu axit béo chuỗi trung bình (MCFA) nhất. MCFA chính là loại axit béo đặc biệt có tính năng kháng khuẩn và kháng vi trùng rất tốt trong việc nuôi dưỡng cơ thể, trong đó nổi bật là chuỗi C12 có tên là axit lauric.Axit lauric là thành phần có trong sữa mẹ giúp duy trì hooc-môn cần thiết cho sức khỏe. Nhờ axit lauric nên dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc. Dầu dừa có cấu trúc dễ ngấm vào tóc mà những loại dầu khác không có, điều này giải thích tại sao hiệu quả của dầu dừa cho tóc đối với một số người đến rất nhanh chóng và rõ rệt.Ý tưởng bôi dầu dừa trực tiếp lên tóc có vẻ đi ngược lại với trực giác, đặc biệt đối với những người có mái tóc dầu tự nhiên. Phương pháp dùng dầu chăm sóc tóc đã có từ hàng ngàn năm mặc dù cần phải thêm vào một số nguyên liệu nữa thì dầu dừa mới phát huy hết hiệu quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng dầu dừa như sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày. Khi nào dầu dừa gây hại cho tóc? Một số loại dầu rất có lợi cho tóc vì khi sử dụng quá nhiều dầu gội đầu, tóc bị mất đi những chất dầu có lợi và cơ thể phải sản sinh thêm nhiều dầu tự nhiên để bù lại. Do gội đầu quá nhiều hoặc do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tóc bị thiếu di những dưỡng chất cần thiết để khỏe mạnh. Nhưng bôi dầu lên tóc có phải là giải pháp? Một số loại dầu rất tốt cho tóc , chẳng hạn như dầu castor làm dài tóc. Tuy nhiên, nếu dùng dầu dừa thì kết quả lại rất khác nhau. Tóc nhiều người trở nên khỏe và óng mượt hơn khi dùng dầu dừa, nhưng cũng có người thì lại bị rụng tóc. Nguyên nhân của kết quả trái ngược này là gì? Rõ ràng, các loại tóc khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với dầu dừa. Dầu dừa không có tác dụng với mọi loại tóc. Đối với một số người, dầu dừa giúp giữ lại protein tự nhiên trên tóc. Những người có sợi tóc mảnh và độ óng vừa phải sẽ nhận thấy kết qua rõ rệt sau một thời gian ngắn. Ngược lại, những người có sợi tóc thô, dày và khô tuy không phải đối phó với tình trạng thiếu protein nhưng dầu dừa lại khiến tóc dễ gãy rụng. Trong trường hợp này, nên thay dầu dừa bằng dầu marula hoặc dầu argan. Những người bị dị ứng hoặc phản ứng với dừa và dầu dừa thì hoàn toàn không nên dùng dầu dừa trên tóc, dù chất tóc mỏng hay thô.Khi dùng dầu dừa cũng rất cần lưu ý đến lượng dùng, không phải cứ nhiều là tốt. Cũng giống như đối với các loại thuốc bổ trợ, chỉ nên dùng vừa đủ. Dầu dừa phát huy được hiệu quả cao nhất khi dùng với lượng vừa đủ để phủ đều lên bề mặt sợi tóc, làm giảm sự xơ rối. Để đạt được kết quả tối ưu, nên lấy một lượng dầu dừa xoa đều trong lòng bàn tay để dầu nóng lên rồi nhẹ nhàng bôi lên tóc, những sợi tóc cứng đầu sẽ trở nên “ngoan ngoãn”, tóc cũng trở nên bóng mượt mà không có tác dụng phụ. Lưu ý không bôi trực tiếp lên da đầu gây tắc lỗ chân lông trên da đầu gây ngứa.Thêm một số nguyên liệu khác vào dầu dừa. Để xử lý tóc chuyên sâu, trộn dầu dừa với mật ong và sữa chua sẽ cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với chỉ dùng một mình dầu dừa. Tóc không có khả năng tiêu hóa hay trao đổi chất với dầu dừa giống như hệ tiêu hóa nên có thể chọn cách tận dụng tối đa mọi lợi ích của dầu dừa bằng cách bổ sung dầu dừa vào thực đơn ăn uống.
Dầu dừa là loại dầu giàu axit béo chuỗi trung bình (MCFA) nhất. MCFA chính là loại axit béo đặc biệt có tính năng kháng khuẩn và kháng vi trùng rất tốt trong việc nuôi dưỡng cơ thể, trong đó nổi bật là chuỗi C12 có tên là axit lauric.
Axit lauric là thành phần có trong sữa mẹ giúp duy trì hooc-môn cần thiết cho sức khỏe. Nhờ axit lauric nên dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa rụng tóc. Dầu dừa có cấu trúc dễ ngấm vào tóc mà những loại dầu khác không có, điều này giải thích tại sao hiệu quả của dầu dừa cho tóc đối với một số người đến rất nhanh chóng và rõ rệt.
Ý tưởng bôi dầu dừa trực tiếp lên tóc có vẻ đi ngược lại với trực giác, đặc biệt đối với những người có mái tóc dầu tự nhiên. Phương pháp dùng dầu chăm sóc tóc đã có từ hàng ngàn năm mặc dù cần phải thêm vào một số nguyên liệu nữa thì dầu dừa mới phát huy hết hiệu quả. Tuy nhiên, không nên sử dụng dầu dừa như sản phẩm chăm sóc tóc hàng ngày.
Khi nào dầu dừa gây hại cho tóc? Một số loại dầu rất có lợi cho tóc vì khi sử dụng quá nhiều dầu gội đầu, tóc bị mất đi những chất dầu có lợi và cơ thể phải sản sinh thêm nhiều dầu tự nhiên để bù lại. Do gội đầu quá nhiều hoặc do chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, tóc bị thiếu di những dưỡng chất cần thiết để khỏe mạnh. Nhưng bôi dầu lên tóc có phải là giải pháp?
Một số loại dầu rất tốt cho tóc , chẳng hạn như dầu castor làm dài tóc. Tuy nhiên, nếu dùng dầu dừa thì kết quả lại rất khác nhau. Tóc nhiều người trở nên khỏe và óng mượt hơn khi dùng dầu dừa, nhưng cũng có người thì lại bị rụng tóc. Nguyên nhân của kết quả trái ngược này là gì?
Rõ ràng, các loại tóc khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với dầu dừa. Dầu dừa không có tác dụng với mọi loại tóc. Đối với một số người, dầu dừa giúp giữ lại protein tự nhiên trên tóc. Những người có sợi tóc mảnh và độ óng vừa phải sẽ nhận thấy kết qua rõ rệt sau một thời gian ngắn.
Ngược lại, những người có sợi tóc thô, dày và khô tuy không phải đối phó với tình trạng thiếu protein nhưng dầu dừa lại khiến tóc dễ gãy rụng. Trong trường hợp này, nên thay dầu dừa bằng dầu marula hoặc dầu argan. Những người bị dị ứng hoặc phản ứng với dừa và dầu dừa thì hoàn toàn không nên dùng dầu dừa trên tóc, dù chất tóc mỏng hay thô.
Khi dùng dầu dừa cũng rất cần lưu ý đến lượng dùng, không phải cứ nhiều là tốt. Cũng giống như đối với các loại thuốc bổ trợ, chỉ nên dùng vừa đủ. Dầu dừa phát huy được hiệu quả cao nhất khi dùng với lượng vừa đủ để phủ đều lên bề mặt sợi tóc, làm giảm sự xơ rối. Để đạt được kết quả tối ưu, nên lấy một lượng dầu dừa xoa đều trong lòng bàn tay để dầu nóng lên rồi nhẹ nhàng bôi lên tóc, những sợi tóc cứng đầu sẽ trở nên “ngoan ngoãn”, tóc cũng trở nên bóng mượt mà không có tác dụng phụ. Lưu ý không bôi trực tiếp lên da đầu gây tắc lỗ chân lông trên da đầu gây ngứa.
Thêm một số nguyên liệu khác vào dầu dừa. Để xử lý tóc chuyên sâu, trộn dầu dừa với mật ong và sữa chua sẽ cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với chỉ dùng một mình dầu dừa.
Tóc không có khả năng tiêu hóa hay trao đổi chất với dầu dừa giống như hệ tiêu hóa nên có thể chọn cách tận dụng tối đa mọi lợi ích của dầu dừa bằng cách bổ sung dầu dừa vào thực đơn ăn uống.