Năm 2016, Nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng đến thành phố Sán Đầu tìm gặp Lệ Bình. Anh vô cùng bất ngờ khi thấy cô gái cụt tay bé nhỏ ngày nào đã trở thành người mẹ. Năm nay 28 tuổi, cô đang hạnh phúc chơi đùa với con gáiNăm 2002, Trong một lần đi công tác ở Long Sơn, tỉnh Hồ Nam. Trần Vĩnh Hằng gặp 3 đứa trẻ đang gánh cỏ về nhà. Anh ngẫu hứng chụp một tấm ảnh và bất ngờ phát hiện cô bé đi ngoài cùng không có tay. Đây là lần đầu tiên Trần Vĩnh Hằng gặp Lệ Bình. Năm đó cô bé 14 tuổi.Lên 4 tuổi, Lệ Bình bị điện giật, buộc phải cắt bỏ hai tay. Để có tiền trang trải cho cuộc sống. Bố mẹ cô bỏ xứ đi làm ăn xa. Lệ Bình và hai em được ông bà gần 60 tuổi nuôi dưỡng.Kể từ đó, bố mẹ Lệ Bình hầu như không trở lại. Bỏ ba đứa con bơ vơ, lớn lên như cỏ dại. Lệ Bình buộc phải dựa vào sự giúp đỡ của làng xóm. Tuy nhiên, có nhiều những chuyện, cô chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình.Từ năm 2003, nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng mỗi lần đến thăm, đều tặng Lệ Bình tiền, thuốc men và quần áo. Đồng thời ghi chép lại quá trình sống của cô bé đầy nghị lực này. Trong ảnh, Lệ Bình đang gồng mình kéo bò với sợi dây thừng buộc quanh cổ. Ngoài chăn bò, mỗi ngày Lệ Bình đều theo bà ngoại lên núi gánh cỏ. Dù tật nguyền, nhưng là con gái lớn . Lệ Bình thường san xẻ công việc giúp ông bà. Mỗi lần nấu cơm, Lệ Bình phải kẹp ống thổi bằng chân để nổi lửa, bụi tro bếp khiến mắt cô nhoèn ướt.Thật khó có thể tượng tượng được nghị lực sống, đức tính kiên nhẫn và sự chăm chỉ của Lệ Bình. Cô có thể làm mọi việc với đôi chân khéo léo. Tuy nhiên, những điều đó cũng khiến các ngón chân cô trở nên to bè.Lệ Bình có thể sinh hoạt gần như một người bình thường. Ăn uống chỉ là chuyện nhỏ đối với cô.Lệ Bình còn nhận trông đám nhỏ trong làng. Chỉ cần cắn chặt vào vai áo, cô có thể dễ dàng nhấc một đứa trẻ nặng 10 kg. Vì khuyết tật, nên Lệ Bình không được tới trường. Nhưng đôi lúc cô vẫn lặn lội hơn 40 cây số xuống núi chỉ để học lỏm bên vách lớp. Có thời gian rảnh, Lệ Bình lại lấy sách vở của đứa em trai mình ra tự học. Năm 2012, Lệ Bình bé nhỏ ngày nào cũng đã dần trưởng thành. Khi đó, ông nội của cô đã mất, bà cũng ngày càng già hơn. Lệ Bình một thân một mình quán xuyến mọi việc. Sau hơn 20 năm thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ. Cuối cùng Lệ Bình cũng chuyển đến thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông để đoàn tụ với gia đình. Tại đây, cô kết hôn với một người đàn ông trẻ.Người đàn ông này tên Trịnh Truyền Vinh. Vì tình yêu, anh bất chấp tuổi tác ít hơn Lệ Bình vài tuổi và vượt qua sự ngăn cấm của gia đình để kết hôn với cô. Năm nay, họ vừa sinh hạ một cô con gái kháu khỉnh.Khoảng thời gian khó khăn đã qua đi. Lúc này, Lệ Bình tràn đầy tự tin và sức mạnh để tiến bước đến tương lai. Cô muốn tìm việc, cô muốn được làm việc. Lệ Bình nói: "Tôi biết thêu, tôi biết làm mọi thứ..."
Năm 2016, Nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng đến thành phố Sán Đầu tìm gặp Lệ Bình. Anh vô cùng bất ngờ khi thấy cô gái cụt tay bé nhỏ ngày nào đã trở thành người mẹ. Năm nay 28 tuổi, cô đang hạnh phúc chơi đùa với con gái
Năm 2002, Trong một lần đi công tác ở Long Sơn, tỉnh Hồ Nam. Trần Vĩnh Hằng gặp 3 đứa trẻ đang gánh cỏ về nhà. Anh ngẫu hứng chụp một tấm ảnh và bất ngờ phát hiện cô bé đi ngoài cùng không có tay. Đây là lần đầu tiên Trần Vĩnh Hằng gặp Lệ Bình. Năm đó cô bé 14 tuổi.
Lên 4 tuổi, Lệ Bình bị điện giật, buộc phải cắt bỏ hai tay. Để có tiền trang trải cho cuộc sống. Bố mẹ cô bỏ xứ đi làm ăn xa. Lệ Bình và hai em được ông bà gần 60 tuổi nuôi dưỡng.
Kể từ đó, bố mẹ Lệ Bình hầu như không trở lại. Bỏ ba đứa con bơ vơ, lớn lên như cỏ dại. Lệ Bình buộc phải dựa vào sự giúp đỡ của làng xóm. Tuy nhiên, có nhiều những chuyện, cô chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình.
Từ năm 2003, nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng mỗi lần đến thăm, đều tặng Lệ Bình tiền, thuốc men và quần áo. Đồng thời ghi chép lại quá trình sống của cô bé đầy nghị lực này. Trong ảnh, Lệ Bình đang gồng mình kéo bò với sợi dây thừng buộc quanh cổ.
Ngoài chăn bò, mỗi ngày Lệ Bình đều theo bà ngoại lên núi gánh cỏ.
Dù tật nguyền, nhưng là con gái lớn . Lệ Bình thường san xẻ công việc giúp ông bà. Mỗi lần nấu cơm, Lệ Bình phải kẹp ống thổi bằng chân để nổi lửa, bụi tro bếp khiến mắt cô nhoèn ướt.
Thật khó có thể tượng tượng được nghị lực sống, đức tính kiên nhẫn và sự chăm chỉ của Lệ Bình. Cô có thể làm mọi việc với đôi chân khéo léo. Tuy nhiên, những điều đó cũng khiến các ngón chân cô trở nên to bè.
Lệ Bình có thể sinh hoạt gần như một người bình thường. Ăn uống chỉ là chuyện nhỏ đối với cô.
Lệ Bình còn nhận trông đám nhỏ trong làng. Chỉ cần cắn chặt vào vai áo, cô có thể dễ dàng nhấc một đứa trẻ nặng 10 kg.
Vì khuyết tật, nên Lệ Bình không được tới trường. Nhưng đôi lúc cô vẫn lặn lội hơn 40 cây số xuống núi chỉ để học lỏm bên vách lớp. Có thời gian rảnh, Lệ Bình lại lấy sách vở của đứa em trai mình ra tự học.
Năm 2012, Lệ Bình bé nhỏ ngày nào cũng đã dần trưởng thành. Khi đó, ông nội của cô đã mất, bà cũng ngày càng già hơn. Lệ Bình một thân một mình quán xuyến mọi việc.
Sau hơn 20 năm thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ. Cuối cùng Lệ Bình cũng chuyển đến thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông để đoàn tụ với gia đình. Tại đây, cô kết hôn với một người đàn ông trẻ.
Người đàn ông này tên Trịnh Truyền Vinh. Vì tình yêu, anh bất chấp tuổi tác ít hơn Lệ Bình vài tuổi và vượt qua sự ngăn cấm của gia đình để kết hôn với cô. Năm nay, họ vừa sinh hạ một cô con gái kháu khỉnh.
Khoảng thời gian khó khăn đã qua đi. Lúc này, Lệ Bình tràn đầy tự tin và sức mạnh để tiến bước đến tương lai. Cô muốn tìm việc, cô muốn được làm việc. Lệ Bình nói: "Tôi biết thêu, tôi biết làm mọi thứ..."