Anh Trương năm nay 43 tuổi, sống tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), hiện làm việc tại một đơn vị trực thuộc thành phố. Nhờ sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm nên anh luôn được đánh giá cao. Gần đây, cấp trên cân nhắc quyết định thăng chức nhưng chưa kịp vui thì anh Trương bất ngờ nhận tin dữ. (Ảnh minh họa)Cụ thể, dạo này anh Trương có biểu hiện không tập trung khiến bản thân liên tục mắc sai sót trong công việc. Cấp trên thấy sự bất thường ở nhân viên gương mẫu nên có lòng tốt nhắc nhở, sắp xếp thời gian cho anh nghỉ phép một thời gian.Sau kì nghỉ, anh Trương nhận thấy sức khỏe không cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn, thường xuyên bị đau bụng. Nhìn thấy vợ cũng có biểu hiện tương tự, mặt mũi phờ phạc, cơ thể gầy yếu nên cả hai quyết định đi khám.Kiểm tra cho thấy, cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh gan. Đọc chẩn đoán, Trương cảm thấy suy sụp, không hiểu tại sao cả hai đều còn trẻ lại mắc bệnh hiểm cùng lúc. Bác sĩ hỏi cặn kẽ về thói quen sinh hoạt, ăn uống của họ thì phát hiện nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh gan.Hóa ra, hai vợ chồng Trương đều là người ở quê lên phố lập nghiệp. Quê anh vốn trồng nhiều lạc, tuổi thơ gắn liền với dầu lạc cùng những món ăn từ loại củ này. Lên thành phố, Trương luôn nhớ hương vị quê nhà. Mua dầu lạc trong siêu thị nhưng anh cảm thấy không đậm vị, không có mùi lạc đặc trưng nên nhờ người mua lượng lớn ở các xưởng trong làng gửi lên tích trữ dùng dần.Tuy nhiên, các xưởng nhỏ ở quê không đảm bảo vệ sinh. Môi trường sản xuất cũng không tốt, lạc nhiều khi được chất đống trong kho, gặp trời nồm ẩm là bị mốc. Để tối đa lợi nhuận, nhiều cơ sở vẫn tận dụng chúng để ép dầu.Thực tế, lạc mốc dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin. Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang.Khi đi vào cơ thể, aflatoxin là chất gây ung thư gan độc tính cao. Aflatoxin B1 có thể gây đột biến DNA nghiêm trọng. Nó cũng gây ức chế tổng hợp DNA và RNA, ức chế sự tổng hợp protein. Độc tính của aflatoxin vô cùng nguy hiểm.Để duy trì sức khỏe gan, bác sĩ nhấn mạnh chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng – đặc biệt là những người chức năng hoạt động gan kém. Cố gắng tránh ăn nhiều thực phẩm mốc, chế biến theo phương pháp nướng, chiên rán bởi nhóm đồ ăn này có thể khiến gan tổn thương theo thời gian.Tuyệt đối không thức đêm triền miên. Nguyên nhân bởi ban đêm là thời điểm vàng để gan thải độc. Thức khuya sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ trước 23 giờ để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian tự sửa chữa, phục hồi chức năng hoạt động.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Anh Trương năm nay 43 tuổi, sống tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc), hiện làm việc tại một đơn vị trực thuộc thành phố. Nhờ sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm nên anh luôn được đánh giá cao. Gần đây, cấp trên cân nhắc quyết định thăng chức nhưng chưa kịp vui thì anh Trương bất ngờ nhận tin dữ. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, dạo này anh Trương có biểu hiện không tập trung khiến bản thân liên tục mắc sai sót trong công việc. Cấp trên thấy sự bất thường ở nhân viên gương mẫu nên có lòng tốt nhắc nhở, sắp xếp thời gian cho anh nghỉ phép một thời gian.
Sau kì nghỉ, anh Trương nhận thấy sức khỏe không cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn, thường xuyên bị đau bụng. Nhìn thấy vợ cũng có biểu hiện tương tự, mặt mũi phờ phạc, cơ thể gầy yếu nên cả hai quyết định đi khám.
Kiểm tra cho thấy, cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh gan. Đọc chẩn đoán, Trương cảm thấy suy sụp, không hiểu tại sao cả hai đều còn trẻ lại mắc bệnh hiểm cùng lúc. Bác sĩ hỏi cặn kẽ về thói quen sinh hoạt, ăn uống của họ thì phát hiện nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh gan.
Hóa ra, hai vợ chồng Trương đều là người ở quê lên phố lập nghiệp. Quê anh vốn trồng nhiều lạc, tuổi thơ gắn liền với dầu lạc cùng những món ăn từ loại củ này. Lên thành phố, Trương luôn nhớ hương vị quê nhà. Mua dầu lạc trong siêu thị nhưng anh cảm thấy không đậm vị, không có mùi lạc đặc trưng nên nhờ người mua lượng lớn ở các xưởng trong làng gửi lên tích trữ dùng dần.
Tuy nhiên, các xưởng nhỏ ở quê không đảm bảo vệ sinh. Môi trường sản xuất cũng không tốt, lạc nhiều khi được chất đống trong kho, gặp trời nồm ẩm là bị mốc. Để tối đa lợi nhuận, nhiều cơ sở vẫn tận dụng chúng để ép dầu.
Thực tế, lạc mốc dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin. Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.
Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang.
Khi đi vào cơ thể, aflatoxin là chất gây ung thư gan độc tính cao. Aflatoxin B1 có thể gây đột biến DNA nghiêm trọng. Nó cũng gây ức chế tổng hợp DNA và RNA, ức chế sự tổng hợp protein. Độc tính của aflatoxin vô cùng nguy hiểm.
Để duy trì sức khỏe gan, bác sĩ nhấn mạnh chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng – đặc biệt là những người chức năng hoạt động gan kém. Cố gắng tránh ăn nhiều thực phẩm mốc, chế biến theo phương pháp nướng, chiên rán bởi nhóm đồ ăn này có thể khiến gan tổn thương theo thời gian.
Tuyệt đối không thức đêm triền miên. Nguyên nhân bởi ban đêm là thời điểm vàng để gan thải độc. Thức khuya sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Tốt nhất, bạn nên đi ngủ trước 23 giờ để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian tự sửa chữa, phục hồi chức năng hoạt động.
Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)