Giáo sư Peter Lambert và Amreen Bashir làm việc tại Đại học Aston (Anh) từng nghiên cứu về nguy cơ nhiễm khuẩn trên 467 loại mỹ phẩm. Kết quả cho thấy, 90% mỹ phẩm nhiễm khuẩn, chứa vi khuẩn có khả năng gây chết người. (Ảnh minh họa)Cụ thể, các nhà khoa học tìm thấy Escherichia coli và Staphylococcus trong bút kẻ mắt và mascara đã qua sử dụng. Những vi khuẩn này có thể gây kích ứng và viêm kết mạc (mắt đỏ). Trường hợp nhẹ, vi khuẩn gây triệu chứng ngứa, chảy nước mắt; trường hợp nặng, viêm kết mạc có thể dẫn đến mù lòa. Đáng lưu ý, vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.Các mẫu son môi, son dưỡng cũng chứa tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn sống trong phân. Những vi khuẩn này gây tấy đỏ, viêm môi. Nếu nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kem kháng khuẩn. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể thâm nhập vào máu hoặc các mô sâu trong cơ thể, gây nên những biến chứng nguy hiểm.Đáng lưu ý, một số tụ cầu, chẳng hạn như Staphylococcus aureus, ngày càng trở nên mạnh mẽ, có thể kháng thuốc kháng sinh. Staphylococcus aureus lại dễ lây lan, dễ gây viêm da, chốc lở.Trước đây, các nhà khoa học tại Iran, Ả Rập và Ý từng nghiên cứu về nguy cơ nhiễm khuẩn của các loại mỹ phẩm. Những công trình này đều báo cáo sự xuất hiện của Escherichia coli, Salmonella, Klebsiella và Citrobacter trong sản phẩm làm đẹp.Khi làm việc, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỹ phẩm nhiễm khuẩn bởi chúng tiếp xúc với nhiều bề mặt da, đôi khi có thể rơi xuống đất, bị ẩm sau khi sử dụng song rất ít khi được làm sạch. Điều này khiến vi khuẩn phát triển mạnh.Để ngăn ngừa tình trạng mỹ phẩm nhiễm khuẩn, ngoài việc bảo quản nơi sạch sẽ, khô thoáng, bạn nên tận dụng cọ trang điểm hoặc miếng mút tán phấn để giảm tiếp xúc trực tiếp giữa mỹ phẩm và da. Quá trình sử dụng, thường xuyên làm sạch dụng cụ trang điểm bằng xà phòng và nước ấm.Trường hợp không sử dụng dụng cụ hỗ trợ, với son môi, bạn xoay nhẹ để đẩy thỏi lên, dùng khăn giấy lau sạch lớp trên cùng. Tiếp đó, nhúng phần son tiếp xúc vào cồn trong vòng 30 giây, nhẹ nhàng lau sạch. Việc dùng cồn vệ sinh son sẽ không làm biến dạng thỏi hay thay đổi màu sắc ban đầu.Với mascara, bạn khó có thể làm sạch vi khuẩn bám trên chúng. Vì vậy, chị em nên thay mới mascara định kỳ mỗi tháng hoặc sử dụng mascara dùng một lần.Nhìn chung, mỹ phẩm thường được sản xuất trong điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt để kiểm soát sự phát triển, tích tụ của vi sinh vật trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể tận dụng chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn song các chất này có thời hạn sử dụng cố định.Bình thường, hạn sử dụng sẽ được in trên bao bì, nó sẽ xuất hiện dưới dạng kí hiệu như 3M, 6M, 12M, 18M, 24M hoặc 36M. Kí hiệu này tương ứng với số tháng sản phẩm có thể sử dụng. Hầu hết các sản phẩm có giá trị từ 3 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra mọi người thường sử dụng các sản phẩm quá hạn sau khi mở nắp, gây tích tụ vi khuẩn.Để tránh nhiễm bẩn, tốt nhất hãy vứt bỏ đồ trang điểm đã hết hạn sử dụng; không sử dụng đồ trang điểm nếu chúng có dấu hiệu nứt vỡ. Không dùng chung đồ trang điểm với người khác. Đặc biệt, không nên tùy ý trải nghiệm những mẫu thử mỹ phẩm được bày ở các gian hàng. Mời độc giả xem thêm video: Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu tại TP.HCM. Nguồn video: THĐT
Giáo sư Peter Lambert và Amreen Bashir làm việc tại Đại học Aston (Anh) từng nghiên cứu về nguy cơ nhiễm khuẩn trên 467 loại mỹ phẩm. Kết quả cho thấy, 90% mỹ phẩm nhiễm khuẩn, chứa vi khuẩn có khả năng gây chết người. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, các nhà khoa học tìm thấy Escherichia coli và Staphylococcus trong bút kẻ mắt và mascara đã qua sử dụng. Những vi khuẩn này có thể gây kích ứng và viêm kết mạc (mắt đỏ). Trường hợp nhẹ, vi khuẩn gây triệu chứng ngứa, chảy nước mắt; trường hợp nặng, viêm kết mạc có thể dẫn đến mù lòa. Đáng lưu ý, vi khuẩn gây viêm kết mạc có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây nhiễm trùng thứ cấp nghiêm trọng.
Các mẫu son môi, son dưỡng cũng chứa tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn sống trong phân. Những vi khuẩn này gây tấy đỏ, viêm môi. Nếu nhẹ, có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kem kháng khuẩn. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể thâm nhập vào máu hoặc các mô sâu trong cơ thể, gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Đáng lưu ý, một số tụ cầu, chẳng hạn như Staphylococcus aureus, ngày càng trở nên mạnh mẽ, có thể kháng thuốc kháng sinh. Staphylococcus aureus lại dễ lây lan, dễ gây viêm da, chốc lở.
Trước đây, các nhà khoa học tại Iran, Ả Rập và Ý từng nghiên cứu về nguy cơ nhiễm khuẩn của các loại mỹ phẩm. Những công trình này đều báo cáo sự xuất hiện của Escherichia coli, Salmonella, Klebsiella và Citrobacter trong sản phẩm làm đẹp.
Khi làm việc, các nhà nghiên cứu nhận thấy mỹ phẩm nhiễm khuẩn bởi chúng tiếp xúc với nhiều bề mặt da, đôi khi có thể rơi xuống đất, bị ẩm sau khi sử dụng song rất ít khi được làm sạch. Điều này khiến vi khuẩn phát triển mạnh.
Để ngăn ngừa tình trạng mỹ phẩm nhiễm khuẩn, ngoài việc bảo quản nơi sạch sẽ, khô thoáng, bạn nên tận dụng cọ trang điểm hoặc miếng mút tán phấn để giảm tiếp xúc trực tiếp giữa mỹ phẩm và da. Quá trình sử dụng, thường xuyên làm sạch dụng cụ trang điểm bằng xà phòng và nước ấm.
Trường hợp không sử dụng dụng cụ hỗ trợ, với son môi, bạn xoay nhẹ để đẩy thỏi lên, dùng khăn giấy lau sạch lớp trên cùng. Tiếp đó, nhúng phần son tiếp xúc vào cồn trong vòng 30 giây, nhẹ nhàng lau sạch. Việc dùng cồn vệ sinh son sẽ không làm biến dạng thỏi hay thay đổi màu sắc ban đầu.
Với mascara, bạn khó có thể làm sạch vi khuẩn bám trên chúng. Vì vậy, chị em nên thay mới mascara định kỳ mỗi tháng hoặc sử dụng mascara dùng một lần.
Nhìn chung, mỹ phẩm thường được sản xuất trong điều kiện vệ sinh nghiêm ngặt để kiểm soát sự phát triển, tích tụ của vi sinh vật trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể tận dụng chất bảo quản để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn song các chất này có thời hạn sử dụng cố định.
Bình thường, hạn sử dụng sẽ được in trên bao bì, nó sẽ xuất hiện dưới dạng kí hiệu như 3M, 6M, 12M, 18M, 24M hoặc 36M. Kí hiệu này tương ứng với số tháng sản phẩm có thể sử dụng. Hầu hết các sản phẩm có giá trị từ 3 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra mọi người thường sử dụng các sản phẩm quá hạn sau khi mở nắp, gây tích tụ vi khuẩn.
Để tránh nhiễm bẩn, tốt nhất hãy vứt bỏ đồ trang điểm đã hết hạn sử dụng; không sử dụng đồ trang điểm nếu chúng có dấu hiệu nứt vỡ. Không dùng chung đồ trang điểm với người khác. Đặc biệt, không nên tùy ý trải nghiệm những mẫu thử mỹ phẩm được bày ở các gian hàng.
Mời độc giả xem thêm video: Phát hiện kho mỹ phẩm nhập lậu tại TP.HCM. Nguồn video: THĐT