Bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn: Thông thường, mỗi người đi tiểu 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng bệnh nhân tiểu đường sẽ đi nhiều hơn. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc phân hủy thức ăn thành đường. Do đó, máu chứa nhiều đường hơn. Lúc này, cơ thể phải loại bỏ nó bằng cách thải ra ngoài qua nước tiểu. Đó là lý do bạn đi vệ sinh rất nhiều. Ảnh: Verywellhealth. Bạn khát nước hơn bình thường: Theo Reader’s Digest, vì đi tiểu nhiều, bạn có thể bị mất nước và khát thường xuyên hơn. Khi uống nhiều nước, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí, nhiều người có xu hướng thèm uống các loại đồ uống như nước trái cây, nước ngọt có ga… để làm dịu cơn khát. Những đồ uống có đường này càng làm tăng lượng đường dư thừa trong máu, khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Ảnh: Myhealthexplained. Đói và run: Theo Webmd, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose mà các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc không có bất kỳ insulin nào, hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể được hấp thụ và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và run rẩy. Ảnh: Healthcentral. Nhìn mờ: Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, thủy tinh thể của mắt không tập trung tốt vì glucose tích tụ trong mắt, tạm thời thay đổi hình dạng của nó. Trong khoảng 6-8 tuần sau khi lượng đường trong máu ổn định, bạn sẽ không bị mờ mắt, thị lực được cải thiện. Ảnh: Diabetesuk. Luôn mệt mỏi: Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng bị kiệt sức. Nhưng mệt mỏi liên tục là triệu chứng quan trọng cần chú ý. Nó có thể có nghĩa là thực phẩm bạn đang ăn không được phân hủy để cung cấp năng lượng và sử dụng bởi các tế bào. Khi đó, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Ảnh: Livi. Tâm trạng thất thường và hay gắt gỏng: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể mệt mỏi, bạn có thể trở nên nóng nảy hơn. Trên thực tế, lượng đường trong máu cao có thể bắt chước các triệu chứng giống trầm cảm. Người bệnh không muốn làm bất cứ điều gì, không muốn đi chơi, chỉ muốn ngủ. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được cải thiện khi lượng đường trong máu bình thường trở lại. Ảnh: Healthshot. Chậm lành vết thương: Khi lượng đường huyết cao, hệ thống miễn dịch và các quá trình giúp cơ thể chữa lành không hoạt động hiệu quả. Điều này là do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng lưu lượng máu và gây tổn thương dây thần kinh, khiến cơ thể khó chữa lành vết thương. Ảnh: Rd. Chân ngứa ran: Lượng đường tăng cao có thể gây ra các biến chứng trước khi bạn nhận ra mình mắc bệnh tiểu đường. Một trong số đó là tổn thương dây thần kinh nhẹ, có thể gây tê, ngứa chân. Ảnh: Everydayhealth. Nhiễm trùng nấm men: Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị nhiễm trùng nấm men. Thông thường, nấm men ăn glucose, vì vậy, có nhiều đường sẽ giúp nó phát triển. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp da ấm và ẩm, bao gồm: kẽ ngón tay, chân, vùng dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục. Ảnh: Womansclinic.
Bạn đi vệ sinh thường xuyên hơn: Thông thường, mỗi người đi tiểu 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng bệnh nhân tiểu đường sẽ đi nhiều hơn. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn trong việc phân hủy thức ăn thành đường. Do đó, máu chứa nhiều đường hơn. Lúc này, cơ thể phải loại bỏ nó bằng cách thải ra ngoài qua nước tiểu. Đó là lý do bạn đi vệ sinh rất nhiều. Ảnh: Verywellhealth.
Bạn khát nước hơn bình thường: Theo Reader’s Digest, vì đi tiểu nhiều, bạn có thể bị mất nước và khát thường xuyên hơn. Khi uống nhiều nước, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn. Thậm chí, nhiều người có xu hướng thèm uống các loại đồ uống như nước trái cây, nước ngọt có ga… để làm dịu cơn khát. Những đồ uống có đường này càng làm tăng lượng đường dư thừa trong máu, khiến tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Ảnh: Myhealthexplained.
Đói và run: Theo Webmd, cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose mà các tế bào sử dụng để tạo năng lượng. Nhưng tế bào cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ hoặc không có bất kỳ insulin nào, hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, glucose sẽ không thể được hấp thụ và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và run rẩy. Ảnh: Healthcentral.
Nhìn mờ: Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, thủy tinh thể của mắt không tập trung tốt vì glucose tích tụ trong mắt, tạm thời thay đổi hình dạng của nó. Trong khoảng 6-8 tuần sau khi lượng đường trong máu ổn định, bạn sẽ không bị mờ mắt, thị lực được cải thiện. Ảnh: Diabetesuk.
Luôn mệt mỏi: Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng bị kiệt sức. Nhưng mệt mỏi liên tục là triệu chứng quan trọng cần chú ý. Nó có thể có nghĩa là thực phẩm bạn đang ăn không được phân hủy để cung cấp năng lượng và sử dụng bởi các tế bào. Khi đó, bạn sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Ảnh: Livi.
Tâm trạng thất thường và hay gắt gỏng: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể mệt mỏi, bạn có thể trở nên nóng nảy hơn. Trên thực tế, lượng đường trong máu cao có thể bắt chước các triệu chứng giống trầm cảm. Người bệnh không muốn làm bất cứ điều gì, không muốn đi chơi, chỉ muốn ngủ. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể được cải thiện khi lượng đường trong máu bình thường trở lại. Ảnh: Healthshot.
Chậm lành vết thương: Khi lượng đường huyết cao, hệ thống miễn dịch và các quá trình giúp cơ thể chữa lành không hoạt động hiệu quả. Điều này là do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng lưu lượng máu và gây tổn thương dây thần kinh, khiến cơ thể khó chữa lành vết thương. Ảnh: Rd.
Chân ngứa ran: Lượng đường tăng cao có thể gây ra các biến chứng trước khi bạn nhận ra mình mắc bệnh tiểu đường. Một trong số đó là tổn thương dây thần kinh nhẹ, có thể gây tê, ngứa chân. Ảnh: Everydayhealth.
Nhiễm trùng nấm men: Cả nam giới và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể bị nhiễm trùng nấm men. Thông thường, nấm men ăn glucose, vì vậy, có nhiều đường sẽ giúp nó phát triển. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp da ấm và ẩm, bao gồm: kẽ ngón tay, chân, vùng dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục. Ảnh: Womansclinic.