Ông Dương (ở Trung Quốc) rất tự tin vào sức khỏe của mình. Lâu nay, ông gần như không cảm nhận sự bất thường nào trong cơ thể. Một lần khám sức khỏe định kỳ ở chỗ làm việc, bác sĩ phát hiện phổi ông có vấn đề, khuyên đi khám chuyên sâu. Nghe lời khuyên, ông khám lại. Tại bệnh viện, ông Dương bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Khối u phát triển khá lớn, kích cỡ khoảng 6,4cm. (Ảnh minh họa)Nghe tin sét đánh, ông Dương bần thần suốt thời gian dài. Được sự động viên của người thân, ông nhập viện điều trị. Lúc này, khối u ở phổi lớn 8,1cm. Điều trị tích cực kết hợp tập luyện, hiện khối u thu nhỏ còn 3,5cm. Bệnh nhân vẫn theo phác đồ bác sĩ đưa ra để duy trì sự sống.Thông qua trường hợp bệnh của ông Dương, bác sĩ nhấn mạnh ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, thường được phát hiện muộn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị khó mang lại hiệu quả mong muốn.Chuyên gia cho biết, ung thư phổi thường phát hiện muộn bởi không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh thờ ơ. Để phát hiện sớm, những người có nguy cơ cao như hút thuốc lá lâu năm, hút thuốc lá thụ động, làm việc trong môi trường độc hại... nên đi tầm soát ung thư mỗi năm một lần.Đáng lưu ý, dù không có dấu hiệu rõ ràng song khi mắc ung thư phổi, cơ thể sẽ phát tín hiệu “cầu cứu”. Lúc này, lắng nghe cơ thể để phát hiện dấu hiệu bất thường ở chân rất quan trọng.Sưng tấy không rõ nguyên nhân. Chân chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi tế bào ung thư phát triển, chúng có khả năng thâm nhập vào mạch máu và dây thần kinh, hình thành cục máu đông, sưng tấy dù trước đó không va chạm mạnh.Xuất hiện khối u. Chân là bộ phận liên tục vận động, dễ va chạm với môi trường xung quanh tạo thành khối sưng. Sưng do va chạm sẽ thuyên giảm theo thời gian. Ngược lại, khối u bất thường ở chân có thể lành hoặc ác tính, hình thành không rõ nguyên nhân và khó mất đi. Nếu khối u không đau, cương cứng, liên kết với các mô xung quanh, phát triển nhanh theo thời gian... thì cần cảnh giác. Rất có thể đây là khối u ác tính do ung thư phổi.Đau chân. Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng đau nhức vùng chân và khớp ở giai đoạn đầu. Giai đoạn giữa và cuối, tế bào ung thư xâm lấn vào xương, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức xương.Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, bạn nên duy trì tâm lý lạc quan. Thống kê chỉ ra, vui vẻ, yêu đời không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Tâm lý tích cực còn giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn so với việc lo lắng, u uất.Chế độ ăn uống khoa học, thực đơn nhiều trái cây, rau xanh rất có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng có lợi cho nỗ lực ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.Đáng lưu ý, người hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động cần bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi khói thuốc chứa hàng ngàn độc tố đe dọa sức khỏe lá phổi.Tạo môi trường lành mạnh, không ô nhiễm cũng rất quan trọng. Môi trường sống ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của phổi. Nếu không cải thiện, độc tố tích tụ, tăng nguy cơ mắc bệnh. Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn (Nguồn video: THĐT)
Ông Dương (ở Trung Quốc) rất tự tin vào sức khỏe của mình. Lâu nay, ông gần như không cảm nhận sự bất thường nào trong cơ thể. Một lần khám sức khỏe định kỳ ở chỗ làm việc, bác sĩ phát hiện phổi ông có vấn đề, khuyên đi khám chuyên sâu. Nghe lời khuyên, ông khám lại. Tại bệnh viện, ông Dương bàng hoàng nhận kết quả chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối. Khối u phát triển khá lớn, kích cỡ khoảng 6,4cm. (Ảnh minh họa)
Nghe tin sét đánh, ông Dương bần thần suốt thời gian dài. Được sự động viên của người thân, ông nhập viện điều trị. Lúc này, khối u ở phổi lớn 8,1cm. Điều trị tích cực kết hợp tập luyện, hiện khối u thu nhỏ còn 3,5cm. Bệnh nhân vẫn theo phác đồ bác sĩ đưa ra để duy trì sự sống.
Thông qua trường hợp bệnh của ông Dương, bác sĩ nhấn mạnh ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, thường được phát hiện muộn. Phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị khó mang lại hiệu quả mong muốn.
Chuyên gia cho biết, ung thư phổi thường phát hiện muộn bởi không có dấu hiệu rõ ràng ở giai đoạn đầu. Điều này khiến người bệnh thờ ơ. Để phát hiện sớm, những người có nguy cơ cao như hút thuốc lá lâu năm, hút thuốc lá thụ động, làm việc trong môi trường độc hại... nên đi tầm soát ung thư mỗi năm một lần.
Đáng lưu ý, dù không có dấu hiệu rõ ràng song khi mắc ung thư phổi, cơ thể sẽ phát tín hiệu “cầu cứu”. Lúc này, lắng nghe cơ thể để phát hiện dấu hiệu bất thường ở chân rất quan trọng.
Sưng tấy không rõ nguyên nhân. Chân chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Khi tế bào ung thư phát triển, chúng có khả năng thâm nhập vào mạch máu và dây thần kinh, hình thành cục máu đông, sưng tấy dù trước đó không va chạm mạnh.
Xuất hiện khối u. Chân là bộ phận liên tục vận động, dễ va chạm với môi trường xung quanh tạo thành khối sưng. Sưng do va chạm sẽ thuyên giảm theo thời gian. Ngược lại, khối u bất thường ở chân có thể lành hoặc ác tính, hình thành không rõ nguyên nhân và khó mất đi. Nếu khối u không đau, cương cứng, liên kết với các mô xung quanh, phát triển nhanh theo thời gian... thì cần cảnh giác. Rất có thể đây là khối u ác tính do ung thư phổi.
Đau chân. Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng đau nhức vùng chân và khớp ở giai đoạn đầu. Giai đoạn giữa và cuối, tế bào ung thư xâm lấn vào xương, người bệnh sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau nhức xương.
Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, bạn nên duy trì tâm lý lạc quan. Thống kê chỉ ra, vui vẻ, yêu đời không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Tâm lý tích cực còn giúp bệnh nhân có kết quả điều trị tốt hơn so với việc lo lắng, u uất.
Chế độ ăn uống khoa học, thực đơn nhiều trái cây, rau xanh rất có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng và các chất dinh dưỡng có lợi cho nỗ lực ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Đáng lưu ý, người hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động cần bỏ thuốc càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi khói thuốc chứa hàng ngàn độc tố đe dọa sức khỏe lá phổi.
Tạo môi trường lành mạnh, không ô nhiễm cũng rất quan trọng. Môi trường sống ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của phổi. Nếu không cải thiện, độc tố tích tụ, tăng nguy cơ mắc bệnh.