Một trường hợp "quái nhân" kỳ lạ đang thu hút sự chú ý của dư luận tại thành phố Phổ Ninh, thị Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bà Trần, 107 tuổi, bất ngờ mọc sừng trên trán, khiến gia đình, hàng xóm và nhiều người địa phương không khỏi choáng váng, đặt câu hỏi về nguyên nhân. (Ảnh: Sohu, Sinchew, Ixigua)Khi được hỏi tại sao lại mọc ra chiếc sừng trông đáng sợ như vậy, cháu chắt của bà Trần cho biết, họ không rõ nguyên nhân. Chỉ biết khi bước qua tuổi 100, bà Trần bắt đầu có những dấu hiệu mọc sừng trên đầu.Tuy chiếc sừng trông rất kinh dị, khiến nhiều người không khỏi rùng mình và liên tưởng đến nhiều câu chuyện "truyền thuyết đô thị" nhưng bà cụ vẫn giữ tinh thần lạc quan, sức khỏe tốt và ăn uống ngon miệng.Khi tin đồn về bà Trần lan truyền, nhiều người từ xa cũng đến Phổ Ninh để tận mắt nhìn thấy bà lão hơn trăm tuổi mọc sừng. Có người cho rằng đây là chiếc sừng "trường thọ", gọi bà Trần là "bà cụ kỳ lân". Tuy nhiên cũng có người cho rằng đây là điềm xấu, chẳng khác nào "sừng quỷ".Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chiếc sừng này không phải là một hiện tượng siêu nhiên mà là một căn bệnh về da.Bác sĩ Viên Dũng Mưu, Phó trưởng khoa Bệnh viện Phòng chống Bệnh da liễu Vũ Hán, giải thích rằng chiếc sừng trên đầu bà Trần thực chất là "sừng da", thường phát triển trên nền tảng của các bệnh da liễu khác, bao gồm cả u nhú do virus u nhú ở người (HPV) gây ra, bệnh sừng hóa bã nhờn (tử tế), ung thư biểu mô tế bào vảy (ác tính).Trước bà Trần thì bà Lý, 90 tuổi, ở Vũ Hán, cũng từng trải qua tình trạng tương tự. Vào năm 2022, bà Lý mọc một cục u nhỏ ở khóe mắt phải, dần dần phát triển thành một chiếc "sừng" dài 5cm, khiến mí mắt phải bị sưng húp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.Bên trái ảnh là bà bà Trương, 101 tuổi ở Hà Nam, cũng mọc sừng tương tự. Bác sĩ Viên cho biết sừng da thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi từ 40, 50 tuổi trở lên. Ngoài tuổi tác, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố nguy cơ.Ông khuyến cáo: "Nên phòng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phát hiện sừng da, nên đến bệnh viện khám chữa bệnh kịp thời để xác định rõ bản chất bệnh. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bệnh lành tính, có thể cắt bỏ sừng. Nếu bệnh ác tính, cần điều trị thêm. Việc sừng da có mọc lại hay không phụ thuộc vào bản chất (lành tính hay ác tính) và độ sâu của bệnh".Câu chuyện của bà Trần, bà Lý cũng như bà Trương là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe và thăm khám bác sĩ định kỳ, đặc biệt là khi xuất hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể.>>> Mời độc giả xem thêm video: Giật mình trước khả năng kỳ quái của các dị nhân trên thế giới
Một trường hợp "quái nhân" kỳ lạ đang thu hút sự chú ý của dư luận tại thành phố Phổ Ninh, thị Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bà Trần, 107 tuổi, bất ngờ mọc sừng trên trán, khiến gia đình, hàng xóm và nhiều người địa phương không khỏi choáng váng, đặt câu hỏi về nguyên nhân. (Ảnh: Sohu, Sinchew, Ixigua)
Khi được hỏi tại sao lại mọc ra chiếc sừng trông đáng sợ như vậy, cháu chắt của bà Trần cho biết, họ không rõ nguyên nhân. Chỉ biết khi bước qua tuổi 100, bà Trần bắt đầu có những dấu hiệu mọc sừng trên đầu.
Tuy chiếc sừng trông rất kinh dị, khiến nhiều người không khỏi rùng mình và liên tưởng đến nhiều câu chuyện "truyền thuyết đô thị" nhưng bà cụ vẫn giữ tinh thần lạc quan, sức khỏe tốt và ăn uống ngon miệng.
Khi tin đồn về bà Trần lan truyền, nhiều người từ xa cũng đến Phổ Ninh để tận mắt nhìn thấy bà lão hơn trăm tuổi mọc sừng. Có người cho rằng đây là chiếc sừng "trường thọ", gọi bà Trần là "bà cụ kỳ lân". Tuy nhiên cũng có người cho rằng đây là điềm xấu, chẳng khác nào "sừng quỷ".
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chiếc sừng này không phải là một hiện tượng siêu nhiên mà là một căn bệnh về da.
Bác sĩ Viên Dũng Mưu, Phó trưởng khoa Bệnh viện Phòng chống Bệnh da liễu Vũ Hán, giải thích rằng chiếc sừng trên đầu bà Trần thực chất là "sừng da", thường phát triển trên nền tảng của các bệnh da liễu khác, bao gồm cả u nhú do virus u nhú ở người (HPV) gây ra, bệnh sừng hóa bã nhờn (tử tế), ung thư biểu mô tế bào vảy (ác tính).
Trước bà Trần thì bà Lý, 90 tuổi, ở Vũ Hán, cũng từng trải qua tình trạng tương tự. Vào năm 2022, bà Lý mọc một cục u nhỏ ở khóe mắt phải, dần dần phát triển thành một chiếc "sừng" dài 5cm, khiến mí mắt phải bị sưng húp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Bên trái ảnh là bà bà Trương, 101 tuổi ở Hà Nam, cũng mọc sừng tương tự. Bác sĩ Viên cho biết sừng da thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi từ 40, 50 tuổi trở lên. Ngoài tuổi tác, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố nguy cơ.
Ông khuyến cáo: "Nên phòng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu phát hiện sừng da, nên đến bệnh viện khám chữa bệnh kịp thời để xác định rõ bản chất bệnh. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bệnh lành tính, có thể cắt bỏ sừng. Nếu bệnh ác tính, cần điều trị thêm. Việc sừng da có mọc lại hay không phụ thuộc vào bản chất (lành tính hay ác tính) và độ sâu của bệnh".
Câu chuyện của bà Trần, bà Lý cũng như bà Trương là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe và thăm khám bác sĩ định kỳ, đặc biệt là khi xuất hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể.